Cơ cấu nguồn vốn theo loại hình tiền gửi

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 57)

Tổng huy động 6 34.60 100,00 48.902 100,00 54.439 0 100,0

Huy động TT1 0 26.83 3 77,5 33.944 1 69,4 44.205 0 81,2

TG thanh toán 4 4.38 7 12,6 5.173 8 10,5 2 4.20 2 7,7

TG tiết kiệm 5 18.58 0 53,7 24.940 0 51,0 30.954 6 56,8

GTCG, chứng chỉ vàng 7 3.64 4 10,5 3.756 7,68 7 8.87 1 16,3

Vốn ủy thác đầu tư 214 0,62 75 0,15 172 2 0,3

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động TT1 là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đồng thời đây cũng là đối tượng khách hàng mục tiêu mà SCB hướng tới. Nguồn tiền gửi tiết kiệm này luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%) trong cơ cấu nguồn vốn của SCB và là nguồn vốn tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ.

Kết thúc năm 2010, tổng huy động từ tiền gửi tiết kiệm của SCB đạt mức 30.954 tỷ đồng, tăng 6.014 tỷ đồng, tăng 24,11% so với cuối năm 2009 và chiếm

70% trong tổng nguồn vốn huy động TT1. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm có sự tăng trưởng không đồng đều giữa các loại tiền: tiền gửi tiết kiệm VND tăng trưởng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2010 nhưng từ quý III trở đi, tiền gửi có xu hướng sụt giảm, một phần do khách hàng chuyển sang tham gia sản phẩm Kỳ phiếu, một phần sụt giảm từ khách hàng đến hạn. Riêng tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ lại có xu hướng tăng trưởng trở lại từ quý III/2010 do tác động của việc điều chỉnh tăng lãi suất huy động USD.

Hình 2.7. Cơ cấu nguồn vốn SCB theo loại hình tiền gửi

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010 của NHTMCP Sài Gòn Tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán có sự biến động mạnh qua các tháng. Nếu như quý II/2010, tiền gửi thanh toán tăng trưởng mạnh do có sự tham gia của các món tiền gửi lớn của các tổ chức kinh tế thì bước sang quý III/2010, tiền gửi thanh toán giảm mạnh do các món tiền gửi này đến hạn và không giữ lại được.

Đến 31/12/2010, tiền gửi thanh toán đạt 4.202 tỷ đồng, giảm 971 tỷ đồng (-8,77%) so với đầu năm và chỉ còn chiếm 9,51% trong tổng nguồn vốn TT1.

Mặc dù, với những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong việc mở rộng dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng được đánh dấu bằng việc kết nối 3 hệ thống thẻ Smartlink, VNBC, Banknetvn và kết nối hệ

thống POS giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn khó thay đổi, do đó tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ thấp.

Chỉ có một số ngân hàng có quy mô lớn, uy tín, sản phẩm thanh toán phát triển thì tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn có phần cao hơn so với các ngân hàng khác như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (10%), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (12%).

Ngoài ra, đặc biệt phải kể đến Ngân hàng TMCP An Bình (ABB) với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn lên đến 19% số dư huy động. Điều này chủ yếu xuất phát từ việc triển khai các sản phẩm dịch vụ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và một số công ty nhà nước khác là đối tác chiến lược của ABB.

Đây thực sự là lợi thế cạnh tranh to lớn cho các ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt.

• Giấy tờ có giá và chứng chỉ vàng

Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán, với chủ trương tăng lãi suất huy động vàng cũng như chương trình phát hành Kỳ phiếu khuyến mại của SCB được áp dụng, tổng số dư giấy tờ có giá và chứng chỉ vàng của SCB cuối năm 2010 ở mức 8.877 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 5.121 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng tương đương 136,34% và chiếm khoảng 20% trong tổng huy động vốn thị trường 1 (TT1).

Trong 9 tháng đầu năm 2010, khoản mục giấy tờ có giá và chứng chỉ vàng có số dư liên tục sụt giảm do việc ngừng huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, huy động từ vàng với lãi suất kém hấp dẫn.

Tuy nhiên, bước sang quý III, lãi suất huy động vàng được điều chỉnh tăng cao, bên cạnh đó, SCB cũng triển khai phát hành Kỳ phiếu khuyến mại từ cuối tháng 11/2010 đã đẩy số dư của khoản mục này tăng lên đáng kể.

Đến hết 31/12/2010, giấy tờ có giá, chứng chỉ vàng đạt 8.877 tỷ đồng, tăng 5.121 tỷ đồng (+136,36%) so với đầu năm và chiếm 20,08% trong tổng nguồn vốn thị trường 1.

Hình 2.8. Cơ cấu nguồn vốn SCB qua các năm

Cơ cấu nguồn vốn TT1 31/12/2009 31/12/2010 Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) VND 27.08 6 79,80% 31.940 72,25 % Vàng 3.71 5 10,94% 6.662 15,07 % Ngoại tệ 3.14 3 9,26% 5.603 12,68 % Tổng huy động TT1 33.944 100,00% 44.205 100,00%

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w