Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 51)

Trong cơ cấu nguồn vốn của SCB, vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 70% tổng nguồn vốn huy động. Đến hết 31/12/2010, huy động vốn từ dân cư đạt 40.648 tỷ đồng, tăng 11.550 tỷ đồng (+39,69%) so với 31/12/2009.

31/12/2008 31/12/2009

TG dân CU'

■ TG TCTD và nguồn khác

Hình 2.5. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Nguồn: Báo cáo tài chính của SCB các năm 2008, 2009, 2010

Huy động vốn từ tổ chức

Tiền gửi của tổ chức chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm đa số trong tổng huy động từ các tổ chức. Đến 31/12/2010, huy động từ tổ chức đạt 3.557 tỷ đồng, giảm 1.289 tỷ đồng (-26,6%) so với 31/12/2009.

Như vậy, có thể thấy: khả năng tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn này thường chiếm tỷ lệ rất thấp, trên dưới 10% trong tổng nguồn vốn huy động của SCB. Điều này đòi hỏi SCB phải thực hiện linh hoạt các các giải pháp: Một mặt, phát triển mối quan hệ với các khách hàng lớn và truyền thống như Kho bạc Nhà nước, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, các tập đoàn, doanh nghiệp quy mô lo`n... Mặt khác, không ngừng cải tiến, mở rộng các

loại hình dịch vụ, chú trọng nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp với nhiều tiện ích.

• Nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng và vay Ngân hàng Nhà nước

Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có quan hệ với nhau thông qua các giao dịch tiền gửi, tiền vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh toán và tín dụng. Tuy nhiên, chi phí sử dụng nguồn vốn này thường cao nên các ngân hàng chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết. Tại SCB, vốn huy động trên thị trường 2 và vay Ngân hàng Nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao, đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2009. Điều này cho thấy, hoạt động của SCB còn phụ thuộc tương đối nhiều vào TT2.

Vào những tháng cuối năm 2010, sức nóng của thị trường vốn càng trở nên căng thẳng khi các ngân hàng chạy đua để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và SCB cũng không là ngoại lệ. Kể từ tháng 10/2010, SCB phải nhận vốn liên ngân hàng để bổ sung thêm nguồn vốn hoạt động. Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng số dư huy động trên thị trường liên ngân hàng và vay NHNN của SCB vào khoảng 10.234 tỷ đồng, chiếm 18,8% tổng nguồn vốn. Với tình hình trên, SCB phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn hoạt động cũng như từng bước giảm chi phí đầu vào.

Hình 2.6. Cơ cấu huy động SCB tháng 12/2010

Trong năm 2010, huy động thị trường 2 của hầu hết các ngân hàng gồm cả các ngân hàng lớn cũng như các ngân hàng vừa và nhỏ đều tăng mạnh. Đặc biệt là các tháng cuối năm 2010 khi tình hình thanh khoản của các ngân hàng khó khăn. Trong đó phải kể đến Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (EIB) tăng 2.206% (tương đương 31.932 tỷ đồng) chiếm 49% tăng trưởng huy động. Ngay cả ngân hàng lớn như NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thì nguồn huy động thị trường 2 cũng tăng 600% (tương đương 13.329 tỷ đồng), chiếm 29% tăng trưởng huy động. Tương tự đối với Ngân hàng TMCP Phương Nam, nguồn vốn huy động thị trường 2 tăng 100% (tương đương 8.885 tỷ đồng), chiếm 37% tăng trưởng huy động.

Trong năm 2010, chỉ có duy nhất nguồn vốn huy động thị trường 2 của SCB là giảm 30% (tương đương 4.000 tỷ đồng) chủ yếu là do việc hoàn trả khoản vay NHNN từ năm trước. Điều này cũng đã giúp SCB cơ cấu lại được nguồn vốn của mình bằng việc tăng tỷ lệ huy động thị trường 1 trong tổng nguồn huy động.

Xác định năm 2010 là năm đẩy mạnh công cuộc tái cơ cấu, củng cố mọi mặt hoạt động của ngân hàng, trong đó có cả hoạt động huy động vốn. Ngay từ đầu năm, SCB đã không ngừng tung ra các sản phẩm mới, hấp dẫn, với nhiều ưu đãi như “Tất cả trong 1”, “San sẻ chi phí - Hợp tác bền lâu”, “Kỳ hạn duy nhất - Lãi suất linh hoạt”... đã giúp nguồn vốn huy động thị trường 1 của SCB gia tăng đáng kể. Từ đó, giúp SCB chủ động được nguồn vốn của mình và tiến hành tất toán 3.000 tỷ đồng vay NHNN trong năm 2009. Điều này đã giúp SCB cơ cấu lại nguồn vốn huy động của mình một cách hợp lý, tương ứng TT1:TT2 là 81:19 vào thời điểm cuối năm 2010. Đây thực sự là một thành quả đáng khích lệ của SCB trong bối cảnh nhiều biến động từ nội tại ngân hàng và tình hình kinh tế xã hội. Với sự tăng trưởng mạnh và ổn định của huy động thị trường 1, SCB đã cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng giảm sự phụ thuộc vào các khoản vay liên ngân hàng và giảm nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước.

Trong thời gian tới, SCB cần tiếp tục tập trung cho công tác huy động thị trường 1 nhằm giảm dần tỷ trọng huy động thị trường 2 trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Điều này sẽ giúp SCB tăng tính chủ động trong nguồn vốn kinh doanh và giảm chi phí huy động nguồn vốn giá cao từ các TCTD khác, góp phần gia tăng lợi nhuận, cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh.

Để làm được điều đó, có phần đóng góp không nhỏ của bộ phận Marketing trong việc cải tiến và đưa ra các sản phẩm mới với nhiều tính năng, tiện ích và ưu đãi vượt trội; cơ chế lãi suất hợp lý; hệ thống phân phối được mở rộng, rút ngắn được khoảng cách về không gian và thời gian; mở rộng các hoạt động giao tiếp khuyếch trương và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ theo hướng tinh gọn...

Một phần của tài liệu 0101 giải pháp marketing nhằm mở rộng huy động vốn tại NHTM CP sài gòn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w