3.1.2.1. Mục tiêu chiến lược đến năm 2010 của các Tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước hoạch định
Theo báo cáo “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2020” của TS. Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, mục tiêu chiến lược đối với các tổ chức tín dụng sẽ là:
- Phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng
- Hoạt động lành mạnh, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng và có khả năng cạnh tranh cao
- Bảo đảm các tổ chức tín dụng (kể cả các tổ chức tín dụng nhà nước) hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường
- Phát triển các tổ chức tín dụng phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng
- Bảo đảm tính minh bạch, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong kinh doanh.
3.1.2.2. Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Để đáp ứng đầy đủ các mục tiêu chiến lược trên do Ngân hàng Nhà nước đề ra, mục tiêu hoạt động từ nay đến năm 2020 của SCB sẽ là:
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ, trên cơ sở đó tăng sức mạnh cạnh tranh.
- SCB cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo hướng đảm bảo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời hướng đến chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế về hoạt động các tổ chức tài chính.
- Xây dựng hệ thống quản trị ngân hàng hiện đại, đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch.
3.1.2.3. Khách hàng mục tiêu và cách thức thỏa mãn nhu cầu khách hàng
• Về thị trường mục tiêu: SCB tập trung phát triển tại các khu vực tỉnh/thành phố lớn, các địa phương nơi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn có trụ sở
đồng thời tập trung mở rộng phát triển tại các tỉnh thành phố có tiềm năng phát triển đa ngành. Tiếp cận đa dạng các mảng thị trường, xây dựng danh mục cho vay, đầu tư ổn định, hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa rủi ro.
• Về khách hàng mục tiêu: SCB tập trung vào đối tượng khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tình hình tài chính lành mạnh, tiềm năng phát triển tốt. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tập trung phát triển các đối tượng khách hàng khác có tiềm lực tài chính mạnh, có thương hiệu, hoạt động ổn định và có xu hướng phát triển các đối tượng khách hàng có khả năng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của SCB.
• Nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng mục tiêu, SCB không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động của mình tại các thành phố, địa bàn kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại đồng thời không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế đặc thù của từng vùng kinh tế, từng nhóm đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SCB không ngừng đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến nhằm tạo tiền đề cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo xu hướng phát triển trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
3.1.2.4. Chiến lược phát triển của SCB trong giai đoạn 2011-2020
• Giai đoạn trước mắt: - Xử lý nợ quá hạn, nợ xấu
- Rà soát chức năng nhiệm vụ của các bộ phậntrong toàn hàng - Củng cốhệ thống quản trị điều hành
- Củng cốhệ thống kiểm soát nội bộ
- Củng cốvà tăng cường chức năng quản trịrủiro - Triển khai dự án ngân hàng lõi.
• Trung hạn:
- Tăng cường năng lực tài chính và an toàn hoạt động, tiếp tục củng cố nguồn lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo
- Nâng cao năng lực cạnh tranh (sản phẩm dịch vụ, hiệu quả kênh phân phối, nguồn nhân lực.)
- Củng cố mọi mặt hoạt động
- Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro - Hoàn thiện hệ thống quản trị điều hành - Lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài
- Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
• Dài hạn:
- Gia tăng giá trị để đạt tới tầm nhìn đã xác định
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần nhằm nâng cao vị thế của NHTMCP Sài Gòn trong hệ thống ngân hàng.
- Xác định chiến lược và chuẩn bị nguồn lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo.