Đánh giá về hoạt động Marketing-mix tại khách sạn Phương Đông

Một phần của tài liệu một số giải pháp markrting mix nhằm thu hút khách quốc tế đến khách sạn phương đông (Trang 78)

2.4.1 Ưu điểm

Là một khách sạn chịu nhiều sự quản lý của bộ phận cổ đông có nhiều điều kiện thuận lợi:

+ Uy tín và vị thế đã được khẳng định trên thị trường trong nhiều năm qua

+ Chiến lược mở rộng các dịch vụ đa dạng hoá sản phẩm đã tạo điều kiện cho khách sạn thu hút được nhiều khách du lịch hơn.

+ Việc định giá linh hoạt như giảm giá, tính theo thời vụ mùa đã hấp dẫn khách hành trong thời điểm cạnh tranh

+ Cơ sở vật chất tương đối đáp ứng được nhu cầu của khách.

+ Quá trình thực hiện Marketing đã có những đổi mới về nghiệp vụ một cách sâu sắc trong từng năm

2.4.2 Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì khách sạn vẫn còn một số nhược điểm như:

+Về chính sách sản phẩm: chưa có cái riêng để thu hút khách quốc tế, cần tạo thêm nét riêng biệt, bổ sung thêm các dịch vụ.

+ công tác xúc tiến cổ động vẫn còn yếu, cần tăng thêm chí phí quảng cáo. + Chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ

+ Hệ thống phân phối của khách sạn vẫn chưa hoàn chỉnh

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MARKETING-MIX THU HÚT NGUỒN KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN KHÁCH SẠN PHƯƠNG ĐÔNG

3.1 Phương hướng và mục tiêu

3.1.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020, tầm nhìn 2030

3.1.1.1 Phương hướng

Phát triển du lịch Đà Nẵng đảm bảo đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí của nhân dân, kiều bào và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Xem phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Phát triển du lịch trong mối quan hệ hữu cơ với các ngành kinh tế - kỹ thuật của thành phố, đồng thời, bảo đảm yêu cầu giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và môi trường. Phát triển du lịch với nhiều thành phần kinh tế tham gia trong sự thống nhất quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mở rộng và khai thác có hiệu quả quy mô các thị trường khách du lịch hiện có. Bên cạnh đó, chú trọng tìm kiếm và phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Ấn Độ. Phát triển du lịch Đà Nẵng theo 3 hướng chính:

- Du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái:

+ Phát triển du lịch biển tại cả 3 vùng du lịch: Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân. Bên cạnh đó, cần chú trọng các dịch vụ khác như thuyền buồm, lướt ván, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm... hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Xem đây là là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

+ Tăng cường đầu tư, xây dựng Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã, Cù Lao Chàm tạo thành liên vùng du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.

- Du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề:

+ Tiếp tục nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng Khu du lịch sinh thái sông Cổ Cò gắn với văn hoá Phật giáo tại đây. Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.

+ Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng, sông Hàn, sông Trường Định..., tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình du lịch tại Đà Nẵng.

+ Đây là loại hình du lịch mới mà Đà Nẵng có lợi thế để phát triển nhằm thu hút nguồn khách công vụ trong và ngoài nước đến tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, triển lãm kết hợp tham quan, nghỉ mát.

* Định hướng không gian phát triển du lịch:

- Khoanh vùng để phát triển du lịch, tạo các điểm đến, kết nối với du lịch các địa phương, nâng cấp các tuyến du lịch.

- Định hướng không gian mở, quy hoạch một cách tập trung và có hệ thống cũng như đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách.

* Định hướng tổ chức hoạt động du lịch:

- Tổ chức các hoạt động du lịch một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và giữa các ngành. Có chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch phát triển.

- Xây dựng các quy định nghiêm ngặt về môi trường, về dịch vụ, về văn hóa xã hội. - Xây dựng hệ thống lữ hành phục vụ khách tốt nhất, hiệu quả và uy tín nhằm làm cho khách yên tâm và quyết định nghỉ ở Đà Nẵng. Hướng thành phố trở thành trung tâm du lịch với các tiêu chí như thân thiện, an toàn, yên bình, xinh đẹp…

*Định hướng liên kết, hợp tác trong hoạt động du lịch:

Tăng cường mối liên kết giữ ba lĩnh vực của ngành, liên kết các ngành, các lĩnh vực khác; đồng thời mở rộng liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước, liên kết với các nước nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông -Tây, liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch thành phố.

*Định hướng đầu tư:

Triển khai theo đúng quy hoạch trên cơ sở các dự án đầu tư được đánh giá tác động môi trường theo quy định, cần đặc biệt ưu tiên các dự án trọng điểm.

*Định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch:

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng để thu hút du khách đến với Đà Nẵng ngày càng tăng.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch không chỉ ở trong nước mà còn trên trường quốc tế, không ngừng tìm kiếm thị trường mới.

*Định hướng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng, cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch.

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành, hướng dẫn, phương tiện và cơ sở vận chuyển phục vụ chuyến đi, cơ sở dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác.

Bên cạnh đó hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, cơ sở giáo dục, đào tạo đủ điều kiện, phục vụ khách du lịch.

3.1.1.2 Mục tiêu

Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kì 2011 – 2020 đạt 11,5 – 12%/năm.

Năm 2015, tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt 4,68 triệu lượt, đứng thứ 4 so với các địa phương khác trong cả nước (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh); trong đó khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2015 đạt 1.267 ngàn lượt khách đứng thứ 5 (sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh và Quảng Nam).

Trong giai đoạn 2015-2020, mục tiêu của ngành du lịch Đà Nẵng là phát triển nhanh và bền vững, có tính chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, phấn đấu đến năm 2020 đón 8 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế.

Doanh thu chuyên ngành du lịch đạt 3,1 ngàn tỷ đồng vào năm 2015 và đến năm 2020 tăng lên đến 10,1 ngàn tỷ đồng. Giá trị tăng thêm lĩnh vực du lịch vào năm 2010 đạt 1,5 ngàn tỷ đồng; đến năm 2020 đạt 13,86 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,25% GDP của thành phố, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt từ 17-18%/ năm.

Đến năm 2015 tạo thêm khoảng 6,7 ngàn việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và khoảng hơn 9 ngàn việc làm vào năm 2020.

Năm 2030 : Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần so với 2020.

3.1.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của khách sạn Phương Đông trong thời gian đến: Đông trong thời gian đến:

3.1.2.1 Phương hướng

Tiếp tục xây dựng, quảng bá thương hiệu của khách sạn đến các khách hàng trong và ngoài nước nhằm tạo lập uy tín trên thị trường.

- Ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng những yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên: tính chuyên nghiệp, khả năng thương lượng, thuyết phục khách hàng nhằm tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

- Gia tăng, mở rộng liên kết với các công ty lữ hành và các công ty, tổ chức khác nhằm xây dựng nguồn khách ổn định.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: để thu hút khách đến với khách sạn ngày càng tăng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách sạn thì trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất lãnh đạo phải tạo ra những kế hoạch và phương hướng kinh doanh cho

khách sạn. Từ đó mở rộng thị trường trên quốc tế, khai thác khách lẽ trong các mùa, chú trọng đến thị trường khách nội địa.

- Khai thác và phục vụ khách: tăng cường các biện pháp thu hút khách đến với khách sạn bằng các phương tiện, chương trình quảng cáo tiếp thị quảng bá, in tập gấp, các catalo… Quan hệ với các trung tâm lữ hành và các khách sạn ở các tỉnh bạn bằng hình thức thư ngõ, ký kết hợp đồng. Quảng cáo trên truyền hình, báo chí, quảng cáo khách sạn và thương hiệu của khách sạn bằng các trang web riêng.

- Tăng cường công tác quản lý: thực hiện đúng sự phân cấp của công ty nghiêm túc thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt các báo cáo, thống kê, quyết toán có chất lượng tốt và đúng thời hạn quy định. Tổ chức lại đội ngũ lao động trong khách sạn về bố trí lao động ở từng bộ phận phân công lao động làm việc theo ca một cách hợp lý. Tổ chức lại việc bàn giao ca ở các bộ phận nhanh chóng.

3.1.2.2 Mục tiêu

Với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào thì doanh nghiệp đều hướng đến nhằm đạt được một mục tiêu nhất định, mục tiêu đó là mang tính sống còn để đứng vững và thành đạt trong kinh doanh.

- Bộ phận marketing khai thác vào mục tiêu chiến lược kinh doanh của khách sạn để xâm nhập mở rộng chiếm lĩnh thị trường nhằm nâng cao vận dụng tối đa công suất sử dụng phòng và thời gian lưu trú tại khách sạn.

- Tạo được chỗ đứng trên thị trường. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khách sạn trên thị trường, dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu do đó không tránh khỏi sự cạnh tranh quyết liệt giữa các khách sạn, cho nên việc tìm chỗ đứng trên thị trường là đều hết sức cần thiết, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài trong tương lai của khách sạn

- Tìm kiếm, thu thập thông tin về thói quen tiêu dùng của khách và mức độ phản ứng của du khách đối với sản phẩm của khách sạn. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cơ sở để thiết kế các sản phẩm mới.

- Tổ chức xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ và nhân viên thích hợp. Cải thiện thêm trình độ ngoại ngữ của nhân viên, để có thể giao tiếp với khách làm hài lòng khách trong quá trình phục vụ.

- Tiến hành đa dạng hóa các dịch vụ để làm phong phú thêm sản phẩm của khách sạn, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng.

- Không ngừng gia tăng lượng khách quốc tế và nội địa đến khách sạn.

- Tăng tổng doanh thu hàng năm trên cơ sở giảm chi phí đến mức thấp nhất. Đặc biệt là tăng doanh thu của bộ phận bổ sung vì ở bộ phận này chi phí bỏ ra thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao và đang được khách hàng quan tâm sử dụng nhiều. Đây là mục tiêu hàng đầu của khách sạn đòi hỏi ban lãnh đạo và nhân viên khách sạn không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

- Tăng số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế lên, trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng.

- Cần có chính sách marketing phù hợp

- Cần có chính sách quảng cáo trên quy mô rộng được nhiều người biết đến. - Tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ, trình độ tay nghề của nhân viên.

3.2 Các nhân tố môi trường vĩ mô, vi mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhkhách sạn Phương Đông khách sạn Phương Đông

3.2.1 Môi trường vĩ mô

- Môi trường dân số học :

Hiện nay, dân số thế giới gia tăng hàng năm thêm khoảng 90 triệu người, với tỉ lệ gia tăng là 1,7%. Tỉ lệ gia tăng này khác biệt lớn tùy theo trình độ phát triển của các nước. Các nước công nghiệp phát triển, tức là các nước giàu thì tỉ lệ này là 0,5%/năm; còn đa số

các nước nghèo là 2,1%/năm. Dân số ngày càng tăng, tỷ lệ sinh lớn hơn tỷ lệ tử. Đây là sự báo hiệu về nguồn lao động dồi dào, tạo thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, con người là yếu tố vô cùng quan trọng vì khả năng cơ giới hóa trong ngành rất hạn chế. Do đó, nguồn lao động có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng.

- Môi trường kinh tế :

Sự phát triển chung của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành du lịch. Khi kinh tế phát triển đời sống con người ngày càng được nâng cao, họ có nhu cầu đi du lịch nhiều hơn. Khi đi du lịch, khách du lịch cần đáp ứng những nhu cầu cần thiết như: ăn uống, nghỉ ngơi. Theo nguyên tắc: “ có cầu ắt có cung” các khách sạn được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách và khách sạn Phương Đông cũng không ngoại lệ.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có rất nhiều nhà đàu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đầu tư vào các lĩnh vực địa ốc, thủy sản, xây dựng… đây cũng là điều kiện hấp dẫn để du lịch cũng như các ngành dịch vụ kèm theo như lưu trú, ăn uống phát triển theo.

- Môi tường tự nhiên :

Nước ta có khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, địa hình đa dạng, rất thuận lợi cho đầu tư khai thác đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Đặc biệt, Đà Nẵng là vùng kinh tế trọng điểm, là trung tâm tổ chức sự kiện của khu vực miền trung, nằm giữa các tài nguyên du lịch nổi tiếng như: Cố đô Huế, Hội An,

Một phần của tài liệu một số giải pháp markrting mix nhằm thu hút khách quốc tế đến khách sạn phương đông (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w