7. Những đóng góp mới của Luận án
1.2.1. Các nghiên cứu tiếp cận từ kinh tế học (lý thuyết về nguồn lực tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý kinh tế)
tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý kinh tế)
Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế phổ biến của thế kỷ XX đều xác định nguồn vốn con người, trong đó có hiệu quả quản lý trở thành một yếu tố quan trọng của hiệu quả lao động và tăng trưởng kinh tế. Khoa học lãnh đạo và khoa học quản lý đã chứng minh vai trò then chốt của lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược trong phát triển kinh tế. Các lý thuyết về phát triển kinh tế - xã hội khác đều nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, quản lý đối với phát triển kinh tế, kể cả nguồn vốn uy tín, danh tiếng của nhà lãnh đạo, quản lý.
Năm 1928, Cobb và Douglas đã đưa ra lý thuyết tăng trưởng kinh tế với hàm sản xuất Cobb-Douglas (Cobb-Douglas Production Function), theo đó, mối quan hệ của các nhân tố đến sản lượng được thể hiện dạng như sau:
Q = AKαLβ
Trong đó, A là hệ số phản ánh trình độ khoa học - kỹ thuật và khả năng quản lý; K là vốn; L là lao động; α, β là hệ số co dãn của sản lượng theo vốn và lao động [42].
Như vậy, theo Cobb và Douglas, các nhân tố lao động, trình độ khoa học và khả năng quản lý là các nhân tố quan trọng cấu thành tăng trưởng kinh tế.
Mô hình tăng trưởng Lucas (The Lucas Growth Model, 1988) với dạng hàm: Q = AKat (LHt)1-a, với: 0 < a <1,
Trong đó: A là hệ số công nghệ và A > 0; H là số lượng vốn con người; tích L*Ht được coi là hiệu quả lao động đo bằng mức vốn con người [42].
Như vậy, các lý thuyết Cobb-Douglas và Lucas đều đưa nguồn vốn con người (human capital), trong đó có hiệu quả quản lý trở thành một yếu tố quan trọng của hiệu quả lao động và tăng trưởng kinh tế.
Theo Petrick và cộng sự (1999) [101] nguồn vốn uy tín, danh tiếng là yếu tố quan trọng của nguồn vốn xã hội, có giá trị củng cố vững chắc độ tín nhiệm, sự tin cậy và trách nhiệm của tổ chức hoặc toàn ngành trên phạm vi toàn cầu. Mô hình nguồn lực chiến lược (Strategic Resource Model) của Petrick và cộng sự (1999) đã chứng minh năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược của người lãnh đạo, quản lý là nguồn lực chủ chốt vô hình (key intangible resource), trong đó có nguồn vốn uy tín (reputational capital) tạo nên khả năng đặc biệt cốt lõi và là chìa khóa cho lợi thế cạnh tranh bền vững thế kỷ 21 (Hình 1.1).
Năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý
Năng lực Lợi thế cạnh tranh bền vững toàn cầu khác bi ệt cốt lõi
Tài sản nguồn vốn uy tín, danh tiếng
Hình 1.1: Mô hình nguồn lực chiến lược của lợi thế cạnh tranh bền vững toàn cầu (Strategic Resource Model of Sustainable global competitive advantage)
Brady và Spence (2009), từ phân tích sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ở 13 quốc gia châu Á đã khẳng định vai trò của lãnh đạo trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, thể hiện ở (1) Lựa chọn mô hình tăng trưởng và phát triển và quyết định chính sách tương ứng thực hiện mô hình đó (2) Tăng cường các thể chế và điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, duy trì và củng cố các thể chế đó ngày càng tồn tại vững chắc, phát huy mạnh mẽ (3) Có các quan điểm chính trị đề cao tăng trưởng bền vững theo cách giải quyết tốt các vấn đề do tăng trưởng gây ra, như vấn đề bất bình đẳng, phát triển không đều; quản lý thành công bước chuyển đổi kinh tế như từ nông thôn sang đô thị, từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế với các thể chế mở, từ phong cách lãnh đạo tập trung, quan liêu sang cơ chế thị trường… Những điều đó chứng minh rõ vai trò của lãnh đạo, quản lý trong việc tạo nên tăng trưởng bền vững [78, tr.205-218]. Milbourn (2003) chứng minh mối quan hệ giữa uy tín, danh tiếng của CEO với giá cổ phiếu chứng khoán. Theo đó, khi uy tín của CEO một doanh nghiệp cao thì giá cổ phiếu cũng tăng và ngược lại, như vậy, uy tín của CEO chính là một nguồn lực tăng trưởng [94, tr.233-262]. Cole (2012) đã nghiên cứu tác động của nhân tố uy tín lên giá trị thị trường và cho rằng chất lượng quản lý, khả năng thu hút nhân tài và uy tín của người quản lý, lãnh đạo là ba trong các yếu tố hàng đầu quyết định giá trị thị trường của mỗi công ty [79, tr.47-68].
Nguyễn Sinh Cúc (2014), trên cơ sở xem xét lại nội hàm khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực đã kết luận nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Dưới góc độ kinh tế phát triển, nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng và về chất lượng là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động [37]. Cùng theo Nguyễn Sinh Cúc (2014), trong thời đại ngày nay, con người được coi là một "tài nguyên đặc biệt", một nguồn lực của sự phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực thực chất là đề cập đến vấn đề phát triển chất lượng nguồn nhân lực [37]. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó khi chuyển dần sang nền kinh tế tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc
tế. Con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo trở thành nguồn vốn nhân lực, là động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Các lý thuyết về đào tạo cũng đã chứng minh vai trò của đào tạo, bồi dưỡng đối với phát triển nguồn vốn con người và tác động tới tăng trưởng kinh tế, trong đó có nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý. Noe và Winkler (2009) đã chứng minh mối quan hệ phụ thuộc giữa chiến lược đào tạo và tiến trình phát triển của một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế, theo đó, hiệu quả sản xuất, kinh doanh có tác động lớn từ kết quả thực hiện chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức [95]. Dowling cùng cộng sự (2008) chứng minh đào tạo cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế toàn cầu và tạo hiệu quả cho tăng trưởng bền vững toàn cầu [81].
Như vậy, trong khi các trường phái kinh tế truyền thống coi trọng tài sản hữu hình thì các trường phái kinh tế hiện đại ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của tài sản vô hình. Loại tài sản này mặc dù không trực tiếp nhìn thấy và khó lượng hóa, đong đếm được nhưng thực tế vai trò và giá trị của nó đang tăng lên rất nhanh chóng trong cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Mô hình nguồn lực chiến lược của lợi thế cạnh tranh bền vững toàn cầu miêu tả kỹ năng, khả năng lãnh đạo và danh tiếng là hai loại tài sản vô hình, là những nguồn lực trọng yếu sản sinh ra những khả năng cốt lõi đặc biệt để tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững toàn cầu.
Bên cạnh các lý thuyết về nguồn vốn nhân lực, uy tín, Acemoglu cùng cộng sự (2005) chứng minh rằng: thể chế là nguyên nhân cơ bản của tăng trưởng kinh tế dài hạn [76], trong đó, thể chế kinh tế tạo nên kết quả phát triển kinh tế và được xác định bởi quyền lực chính trị và thể chế chính trị. Thực tế, chất lượng thể chế luôn gắn liền với chất lượng, năng lực của các nhà lãnh đạo, quản lý quốc gia là những người sáng tạo và thông qua thể chế.
Về lý thuyết lãnh đạo, "Mô hình năng lực lãnh đạo kinh tế cao cấp" của Colarelli và cộng sự (2005) đã tổng kết 8 năng lực lãnh đạo của lãnh đạo điều hành cao cấp (Executive competency model) gồm: (1) Kỹ năng phân tích và ra quyết định (2) Khả năng của chuyên gia phát triển kinh tế (3) Kỹ năng quản
trị (4) Tầm nhìn toàn ngành công nghiệp (5) Năng lực lãnh đạo và gây ảnh hưởng (6) Kỹ năng quản lý (7) Khả năng xây dựng các mối quan hệ và làm việc nhóm (7) Trách nhiệm và thành tích (tự quản lý và đạo đức liêm chính) (8) [80]. Bueno cùng cộng sự (2004) đã đưa ra "Mô hình năng lực lãnh đạo toàn cầu" (the Global Leadership Competencies Model) mô tả các cấp độ phát triển của năng lực lãnh đạo toàn cầu. Từ cấp độ 1- Nhận thức (Cognitive Level), đến cấp độ 2- Hình thành quan điểm và hệ giá trị (Attitudinal and values level) và nâng lên cấp độ 3- Hành vi (Behavioral level). Sự phát triển trải qua 6 bước: Từ (1) Chưa biết (2) Nhận biết (3) Am hiểu, đến (4) Nhận thức sâu sắc (5) Chấp nhận, đến thấm nhuần và cuối cùng đi đến sự (6) Chuyển đổi [77]. Trải qua 6 bước trên, nhà lãnh đạo trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu đầy đủ năng lực với khả năng lãnh đạo cao nhất là lãnh đạo chuyển đổi, đổi mới (Hình 1.2).
Đủ năng lực lãnh đạo toàn cầu
Chuyển đổi, đổi mới Thấm nhuần, chấp nhận Nhận thức sâu sắc Am hiểu Cấp độ hành vi Cấp độ thái độ và hệ giá trị Cấp độ nhận thức
Thiếu năng lực lãnh đạo toàn cầu
Hình 1.2: Mô hình năng lực lãnh đạo toàn cầu (Global leadership competencies)
Nguồn: [77, tr.80-87].
Tiếp cận từ góc độ thể chế với tăng trưởng kinh tế, North (1991) xác định: Thể chế (institutions) nói chung là các mối ràng buộc từ di sản loài người để lại bao gồm cấu trúc chính trị, kinh tế và mối quan hệ tương tác xã hội. Có mối ràng buộc không chính thức như truyền thống, phong tục tập
quán, đạo đức..., có mối quan hệ chính thức như hiến pháp, pháp luật, quyền sở hữu tài sản [96, tr.97-112]. Các nhà nghiên cứu xác định: đối với một nền kinh tế, thể chế có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế ở các khía cạnh như chính sách kinh tế, uy tín thương hiệu quốc gia, niềm tin đối tác, xuất, nhập khẩu; từ hiệu quả nền kinh tế nói chung đến giá cả, lợi nhuận, sự thuận lợi từng hợp đồng kinh tế cụ thể của các công ty. Acemoglu và Robinson (2013) đã phân tích các yếu tố cơ bản liên quan đến thịnh vượng và đói nghèo trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại cho đến ngày nay trên bình diện toàn cầu và kết luận: thể chế chính là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia" [5, tr.481]. Từ đó, các tác giả lý giải thể chế như một yếu tố quyết định thất bại hoặc thành công đối với phát triển kinh tế ở một vùng hoặc đất nước. Tiếp cận từ nguồn vốn thể chế (institutional capital), Platje (2008) đã kết luận: nguồn vốn thể chế là cơ sở nền tảng của phát triển bền vững và ngược lại, để thiếu nguồn vốn này là nguyên nhân dẫn đến phát triển thiếu bền vững [102, tr.222-233]. Trong khi, thực tế chứng minh thể chế kinh tế của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ LĐQLCLKT, những người xây dựng, ban hành, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách. Chính vì vậy, đội ngũ LĐQLCLKT là nhân tố then chốt của nguồn vốn thể chế và có tác động quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững.
Peter Drucker (1909 - 2005) trong các công trình nghiên cứu về quản lý của mình đã chứng minh quản lý là nhân tố chính trong sự chuyển dịch từ lao động thủ công thành lao động trí óc, làm biến đổi hoàn toàn cơ cấu kinh tế, thiết lập ra nền kinh tế toàn cầu. Ông đã dự đoán chính xác thay đổi lớn nhất trong cách tiến hành kinh doanh trong thế kỷ 21 "sẽ là sự gia tăng nhanh chóng các mối quan hệ không dựa vào sở hữu mà dựa vào quan hệ đối tác"
[99, tr.115] và cho rằng: con người, với tư cách chủ các đầu mối quan hệ đối tác là nguồn vốn quý nhất của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và nguồn vốn đó phải được quý trọng, định giá và phát triển như tài sản hàng đầu của doanh nghiệp.
Mô hình tăng trưởng Lukas (1988), Mô hình nguồn lực chiến lược (Strategic Resource Model) của Petrick và cộng sự (1999) đến lý thuyết của Peter Drucker (1909 - 2005) và các nghiên cứu khác được đề cập đều đã khẳng định nguồn nhân lực, trong đó khả năng quản lý là một trong các nhân tố quan trọng cấu thành hiệu quả sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Năng lực, kỹ năng lãnh đạo của người lãnh đạo, quản lý là nguồn lực chủ chốt vô hình, trong đó có nguồn vốn uy tín tạo nên khả năng đặc biệt cốt lõi và là đòn bẩy cho lợi thế cạnh tranh bền vững thế kỷ 21. Từ đó, tư tưởng cho rằng con người là nguồn vốn quý nhất của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các mối quan hệ dựa vào quan hệ đối tác là thay đổi lớn nhất trong cách tiến hành kinh doanh đã định hình những tư tưởng quản lý, lãnh đạo mới cho các nhà lãnh đạo, quản lý hiện đại. Peter Drucker (1999) với sách "Những thách thức quản lý thế kỷ 21" (Management challenges for the 21st century) khẳng định một tư tưởng mới trong quản lý là "không thể quản lý con người mà hãy lãnh đạo họ" [100].
- Sách Why nations fail? (Tại sao các quốc gia thất bại?) của Acemoglu cùng cộng sự (2005) đã chứng minh bằng thực tế lịch sử hàng nghìn năm của xã hội loài người rằng: thể chế (institution), chứ không phải yếu tố khác như tài nguyên, điều kiện tự nhiên… là nguyên nhân căn bản của sự phát triển hay suy tàn một nền kinh tế hay một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Thể chế kinh tế được xác định bởi quyền lực chính trị và thể chế chính trị. Vì vậy, muốn kinh tế phát triển, quốc gia thịnh vượng phải tạo ra được một thể chế dung hợp, phát huy được sự sáng tạo và tận dụng được nguồn lực con người, chứ không phải chỉ khai thác nguồn lực thiên nhiên đem lại [5]. Các nghiên cứu khác như Institutions (Thể chế) của North (1991); Institutions as a fundamental cause of long-run growth (Thể chế là nguyên nhân cơ bản của tăng trưởng dài hạn) của Acemoglu và cộng sự, 2005; An institutional capital approach to sustainable development (Một cách tiếp cận nguồn vốn thể chế đối với phát triển bền vững) của Platje (2008) đều cho rằng: thể chế là cơ sở nền tảng của phát triển bền vững. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng cần vận dụng để nghiên cứu tiêu chuẩn của LĐQLCLKT trong
xây dựng thể chế kinh tế phát triển hiện nay.