Nhìn lại lịch sử công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 110 - 112)

- Chỉ số phát triển kết cấu hạ tầng gắn với quản lý đô thị hiện đại, thông minh; Chỉ số phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hội nhập với thị trường

3. Tư duy, khả năng thích ứng với nền KTTT, hội nhập quốc tế còn chậm 57 4 Trình độ chuyên môn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc

3.2.2.1. Nhìn lại lịch sử công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế Việt Nam

quản lý cấp chiến lược về kinh tế Việt Nam

Nhìn lại lịch sử đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp về kinh tế của Việt Nam, có thể nhận thấy có 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn xây dựng Miền Bắc XHCN: chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng ở các nước XHCN, tập trung ở Liên Xô, Đông Âu và trong nước (2) Giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới: chủ yếu tự đào tạo, bồi dưỡng qua các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước, nhất là hệ thống trường Đảng (3) Giai đoạn hiện nay (khoảng từ 2010): phát huy đa dạng cơ sở, quốc gia và loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ LĐQLCLKT được đào tạo, bồi dưỡng tại nhiều nước với các chế độ chính trị khác nhau, phần đông ở các nước có nền KTTT phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Châu Âu, Hoa Kỳ. Đây là đặc điểm quan trọng nhất về đào tạo LĐQLCLKT giai đoạn hiện nay và sẽ có tác động ảnh hưởng lâu dài tới các giai đoạn sau.

Theo Lê Văn Thịnh, trong khuôn khổ hiệp định về sự hợp tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Việt Nam trong lĩnh vực quản lý kinh tế các năm từ 1981 đến 1985, hàng năm, Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô tiếp nhận 10 bộ trưởng, thứ trưởng và 70 cán bộ lãnh đạo trung cao cấp khác của Việt Nam sang Liên Xô để học tập, thời gian từ 4 tháng đến 22 tháng. Từ năm 1982 - 1985, số lượng

này được gia tăng hơn, mỗi năm có 30 bộ trưởng, thứ trưởng và tương đương, cùng 300 cán bộ lãnh đạo trung cao cấp khác của Việt Nam sang để bổ túc, nâng cao trình độ, thời gian từ 10 đến 22 tháng [66]. Ngoài ra, còn có một số lượng không nhỏ cán bộ cao cấp được đào tạo tại các nước Đông Âu lúc bấy giờ như Tiệp Khắc, Hung-ga-ry, Bun-ga-ry, Ba Lan…, góp phần vào đội ngũ LĐQLCLKT của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới sau này. Nhìn chung, đây là số cán bộ được Đảng và nhà nước Việt Nam tuyển chọn công phu, có phẩm chất tốt, tư chất cao với nhiều tài năng trên các lĩnh vực, nhất là khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế. Trong điều kiện của Việt Nam lúc bấy giờ, số cán bộ này được đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có cơ sở hạ tầng phát triển với nền công nghiệp tương đối hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào thời điểm đó. Họ đã học tập, tiếp thu được hệ thống tri thức các nước XHCN, nhất là khoa học kỹ thuật tiên tiến và tư duy công nghiệp hiện đại. Đặc biệt, họ được hấp thu đạo đức của "con người mới XHCN" sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì nhân dân, đất nước, "vì mọi người". Sau khi về nước, nhiều người đã trưởng thành, trở thành LĐQLCLKT, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, quản lý nền kinh tế Việt Nam thời kỳ Đổi mới đạt nhiều thành công. Tuy nhiên, số cán bộ này, ở giai đoạn Liên xô, các nước XHCN Đông Âu còn ổn định đã ảnh hưởng sâu sắc "mô hình Xô Viết", vì vậy, nhìn chung trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, xây dựng và ban hành chính sách nhiều vẫn mang nặng cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp. Không ít người lãnh đạo, điều hành các doanh nghiệp Nhà nước xơ cứng, hiệu quả thấp, thiếu năng lực cạnh tranh trên thị trường dẫn đến thua lỗ, thậm chí phát sinh tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Sau khi các nước Đông Âu và Liên Xô khủng hoảng và sụp đổ, hầu hết các nước thực hiện bước chuyển sang cơ chế thị trường và Việt Nam cũng đẩy mạnh công cuộc Đổi mới, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, chủ động hội nhập với thị trường thế giới. Trước tình hình mới, nhiều LĐQLCLKT không bắt nhịp, khuyến khích được tư duy KTTT trong thời kỳ hội nhập, một số người gặp rào cản ngôn ngữ nên khả năng tiếp cận, làm việc trong môi trường quốc tế khó khăn. Tuy nhiên, cũng giai đoạn này, một bộ phận sớm nhận ra nhược điểm của mô hình Xô viết trong quản lý kinh tế và

đã sớm có những đề xuất, vận dụng vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam để dần tạo nên những nhân tố, điều kiện đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo nền móng cho đổi mới mạnh mẽ giai đoạn sau này.

Cùng với bộ phận đào tạo ở các nước Đông Âu, Liên Xô cũ, trong thời kỳ đổi mới, phần lớn cán bộ LĐQLCLKT Việt Nam được đào tạo trong nước, chủ yếu là qua hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và qua hoạt động thực tiễn, tự học trong thực tế. Các ưu điểm nói chung của đội ngũ này, như nghị quyết của Đảng đã đánh giá là vững vàng về chính trị tư tưởng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số phấn đấu vươn lên tự học, tự nghiên cứu và tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, đạt được trình độ cao trong lãnh đạo, quản lý kinh tế, kết hợp với thực tiễn công việc đã trưởng thành, đảm nhận trong trách và có đóng góp quan trọng cho thành công của Đổi mới. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới, số LĐQLCLKT này cũng ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều người vẫn còn mang nặng tư duy tiểu nông, tiểu thương sản xuất nhỏ, manh mún trộn lẫn tư duy quan liêu, bao cấp, thậm chí là phong kiến lạc hậu. Tư duy KTTT chưa rõ nét, chưa trải nghiệm nhiều với các nền công nghiệp tiên tiến gắn với KTTT phát triển trong thời đại toàn cầu hóa. Trình độ ngoại ngữ yếu và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế rất hạn chế. Các phẩm chất, năng lực cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý nền kinh tế đất nước trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w