- Chỉ số phát triển kết cấu hạ tầng gắn với quản lý đô thị hiện đại, thông minh; Chỉ số phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hội nhập với thị trường
3. Tư duy, khả năng thích ứng với nền KTTT, hội nhập quốc tế còn chậm 57 4 Trình độ chuyên môn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
3.2.2.2. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế hiện nay
cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế hiện nay
Thời gian khoảng 2010 - 2019, đáp ứng yêu cầu công cuộc Đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan chức năng ở Trung ương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ LĐQLCLKT [23]. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 10 quy định, kết luận; Quốc hội ban hành Luật Cán bộ, công chức; Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành 02 nghị định và một số
quy định, thông tư hướng dẫn [23]. Càng ngày, công tác đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT càng được coi trọng và thực hiện hiệu quả hơn theo các quy định của Đảng và Nhà nước, bước đầu gắn với quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ, cơ bản khắc phục được tình trạng "nợ đào tạo" trong bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử. Số lượng LĐQLCLKT được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học tăng. Đội ngũ LĐQLCLKT dần dần tiến tới được chuẩn hóa đào tạo theo chức danh.
Từ 2013-2015, Chương trình bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp của Bộ Chính trị do Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện đã tổ chức 6 lớp với tổng cộng 511 học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Trong số này, sau Đại hội XII của Đảng đã có 45 người trở thành Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; có 114 người trở thành Ủy viên TW Đảng khóa XII [55].
Năm 2018, lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho 20 Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng đã được tổ chức. Số cán bộ lãnh đạo, quản lý được cử đi nghiên cứu, học tập tại nước ngoài giai đoạn 2009 - 2017 là 18.558 người, trong đó, đào tạo theo Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước" (gọi tắt là "Đề án 165") là 16.505 người [24]. Theo số liệu tổng hợp, giai đoạn này gần 100% cán bộ LĐQLCLKT cả đảm nhận chức vụ và trong diện quy hoạch đều được tham gia ít nhất một chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ở nước ngoài [24].
Trong nhiệm kỳ XII, Trung ương Đảng đã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT nói chung, gồm Lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XII gồm 20 học viên; Lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII gồm 95 học viên. Nội dung bồi dưỡng bao gồm 46 chuyên đề về nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng; về kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; về kỹ năng lãnh đạo và quản lý [33].
Về đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài, theo Bùi Thị Oanh trong 10 năm, từ 2008 - 2018, Đề án 165 thuộc Bộ Chính trị đã tổ chức 675 cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược đi bồi dưỡng nước ngoài theo chuyên đề, trong đó có 97
Ủy viên BCHTW và 578 cấp thứ trưởng và tương đương [59, tr.12]. Nội dung chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực hành chính công, chính sách công, quản lý công, kỹ năng lãnh đạo, quản lý ngành; cập nhật kiến thức. Đối với đối tượng LĐQLCLKT, nhấn mạnh các nội dung về kinh tế vỹ mô và kinh tế ngành. Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Đề án 165, nội dung đào tạo, bồi dưỡng năm 2017 và giai đoạn 2017-2021 tập trung hơn về kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế; hoàn thiện thể chế kinh tế; tăng trưởng và phát triển; phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường; đánh giá chính sách; hoạch định chính sách; các mô hình phát triển hiện đại; CNH, HĐH, đặc biệt là hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực [62].
"Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị" được chính thức khởi đầu xây dựng vào năm 2019, dự kiến hoàn thành để thực hiện từ năm 2020. Đây là là một chương trình lớn do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của chương trình gồm tất cả các loại cán bộ, chia làm 06 nhóm, tương ứng với các đề án thành phần, trong đó có các đề án liên quan đến LĐQLCLKT: (1) Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược (2) Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước (3) Đề án đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ. Sự phân loại này đã bước đầu tạo cơ sở cho việc xây dựng nội dung chuyên sâu đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp chiến lược, tuy nhiên vẫn chưa có sự phân loại rõ đối tượng LĐQLCLKT để cụ thể hóa chương trình đào tạo phù hợp.
Nhìn chung công tác đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT thời gian qua, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng có bước đổi mới, phù hợp hơn với tình hình mới; đã chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm, sát với yêu cầu nhiệm vụ thực tế. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng được mở rộng, kết hợp đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước với nghiên cứu, học tập ở nước ngoài và thực tế ở các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị trong nước. Năng lực, điều kiện của các cơ sở
đào tạo trong nước được tăng cường, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được chú trọng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên, dần đáp ứng yêu cầu tình hình, nhiệm vụ mới.
Tuy nhiên, về tổng thể, công tác đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT giai đoạn này vẫn còn mang tính chung, chưa phân loại rõ để đào tạo chuyên sâu về kinh tế, chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch, sử dụng cán bộ LĐQLCLKT. Nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng tuy có đổi mới nhưng còn chồng chéo, trùng lặp; nặng về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, nhẹ về chuyên môn sâu, kỹ năng, ngoại ngữ. Khả năng thực hành và kỹ năng lãnh đạo, quản lý, xử lý tình huống chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; chưa gắn kết với công tác quy hoạch và bố trí, sử dụng cán bộ. Việc thi và kiểm tra, đánh giá kết quả đôi lúc còn dễ dãi, hình thức. Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài thường chỉ theo hình thức ngắn hạn, chủ yếu tham quan thực tế, thông qua phiên dịch và không yêu cầu kiểm tra và cấp chứng chỉ. Vì vậy, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài đối với LĐQLCLKT kết quả chưa sâu sắc, hiệu quả chưa toàn diện, chủ yếu thông qua nghe, nhìn còn thông qua đọc, học, trao đổi, nghiên cứu còn hạn chế. Việc thực hiện quy định về chế độ học tập, tự học nâng cao trình độ đối với LĐQLCLKT chưa thành nề nếp, hiệu quả chưa cao và chưa có chế độ kiểm tra, giám sát nghiêm túc. Tình trạng chạy theo bằng cấp diễn ra ở nhiều nơi; tình trạng ngại học tập trung trung hạn và dài hạn, thích học tại chức, bồi dưỡng ngắn hạn khá phổ biến, nhiều trường hợp chỉ học để hợp lý hóa, đối phó với quy định tiêu chuẩn chức danh. Chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa được như mong muốn.
Quy mô đào tạo, bồi dưỡng được mở rộng nhưng chưa gắn với nâng cao chất lượng. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT chưa đồng bộ, chưa có chương trình chuyên biệt cho đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT, cập nhật với tình hình kinh tế trong nước và thế giới hiện nay. Số LĐQLCLKT được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài khá lớn nhưng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường chung chung, ít phù hợp với vị trí, yêu cầu công tác của cơ quan sử dụng cán bộ. Hậu quả là lãng phí nguồn lực tài chính, thời gian, con người và ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sử dụng
cán bộ. Nguyên nhân chủ yếu là việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ LĐQLCLKT một số cơ quan chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của ngành, địa phương, đơn vị; việc xây dựng chương trình, phối hợp với đối tác thiếu tình kế hoạch dài hạn, kịp thời, khó khăn cho đối tác trong hợp tác. Đặc biệt, về chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược vẫn sử dụng chung cho cán bộ tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, quân sự, ngoại giao…
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ LĐQLCLKT nhìn chung vẫn còn thiếu tính chiến lược, chưa chuyên sâu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế, chưa thật sự đáp ứng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ LĐQLCLKT của đất nước ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.