- Kỹ năng huy động, phân bổ lực lượng, nguồn lực thực hiện kế hoạch đề ra.
4.4.11. Giải pháp xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách của
Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý cán bộ trong đào tạo, bồi dưỡng
- Giải pháp quan trọng đầu tiên là tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tư duy kinh tế, tạo ra đột phá tư duy sang KTTT hiện đại, gắn với thị trường thế giới, định hướng XHCN trong LĐQLCLKT. Từ tư duy mới, tạo ra tầm nhìn chiến lược để vận dụng vào thực tiễn, từ xây dựng ban hành thể chế, chính sách đến lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, phát triển kinh tế bền vững.
- Trọng tâm số một là ban hành và thực hiện nghiêm túc chính sách chuẩn hóa đội ngũ cán bộ LĐQLCLKT theo đúng tiêu chuẩn, tiêu chí, một cách công khai, minh bạch, có kiểm tra, kiểm soát nghiêm túc. Sớm xây dựng, ban hành khung tiêu chuẩn năng lực, bộ tiêu chí đánh giá LĐQLCLKT trong thời kỳ hội nhập với các phẩm chất, năng lực cốt lõi như Luận án này đề xuất để gắn với chương trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách và phát triển đối với LĐQLCLKT theo hướng chỉ chọn những tài năng vượt trội, có năng lực lãnh đạo, quản lý cao, có thành tích thực tiễn để đào tạo gắn với bố trí, trọng dụng đúng.
- Trong lựa chọn, cần phát hiện, lựa chọn cả trong nguồn quy hoạch và ngoài quy hoạch; cả người trong Đảng, ngoài Đảng những người tiêu biểu, xuất sắc, có tài năng lãnh đạo, quản lý cao, đã được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, nhất là những người đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội, có "sản phẩm" cụ thể, có triển vọng phát triển để đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử LĐQLCLKT.
- Tăng cường bố trí luân chuyển đối với LĐQLCLKT để đào tạo, rèn luyện qua thực tiễn, theo nguyên tắc đối với cán bộ giỏi lý luận thì phải tăng cường đào tạo thực tiễn, đối với cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn thì phải tăng cường đào tạo lý luận kinh tế. Đối với cán bộ địa phương, trong nước thì đào tạo, trải nghiệm ở nước ngoài để tạo nên người LĐQLCLKT toàn diện, đạt tiêu chuẩn LĐQLCLKT cấp chiến lược, xứng đáng là nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế toàn cầu.
- Nâng cao tính cạnh tranh trong lựa chọn LĐQLKTCL thông qua đánh giá khách quan, toàn diện, thể hiện ở phát triển kinh tế - xã hội nơi họ lãnh đạo, quản lý và sự hài lòng của người dân là giải pháp cơ bản.
- Từ kinh nghiệm thành công của các nước đã nêu trong Luận án, tăng cường cho Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ thêm chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực, nhất là nguồn lực con người và đặc biệt là trách nhiệm cao trong lựa chọn, thẩm định LĐQLCLKT nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài về lãnh đạo, quản lý, nhất là LĐQLCLKT cho Đảng và Nhà nước.