- Kỹ năng huy động, phân bổ lực lượng, nguồn lực thực hiện kế hoạch đề ra.
4.4.13. Giải pháp về cải tiến đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng
- Đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp đánh giá đối với LĐQLCLKT, trong đó lấy kết quả phát triển kinh tế làm tiêu chí, thước đo cao nhất để đánh giá chất lượng LĐQLCLKT như trình bày tại Mục 2.2.3 và Mục 4.3. của Luận án.
- Chú trọng khâu đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng bao gồm tự đào tạo, bồi dưỡng. Thiết kế, xây dựng và ban hành một hệ thống đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng đảm bảo đạt chuẩn quốc tế và liên thông với thế giới, nhất là về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Trong đó, quy định sử dụng các bằng cấp các cơ sở đào tạo uy tín, có xếp thứ hạng cao, các chứng chỉ thông dụng được công nhận rộng rãi trên thế giới làm chuẩn cho LĐQLCLKT
Việt Nam như chứng chỉ tiếng Anh IELTS (International English Language Testing System), TOEFL ( Test Of English as a Foreign Language)...
4.5. KIẾN NGHỊ
-Với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng:
(1) Chỉ đạo Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành thuộc lĩnh vực kinh tế và các địa phương sớm xây dựng, cụ thể hóa ban hành khung tiêu chuẩn chất lượng cốt lõi và bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của LĐQLCLKT để làm cơ sở cho đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bố trí, bổ nhiệm LĐQLCLKT trong thời kỳ hội nhập và căn cứ để cán bộ lãnh đạo, quản lý tự phấn đấu, đào tạo, bồi dưỡng vươn tới tiêu chuẩn nhà LĐQLCLKT.
(2) Sớm hoàn thành "Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị", trong đó đặc biệt chú trọng LĐQLCLKT. Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược phải có tính chuyên sâu, bao gồm hai phần: Phần kiến thức cơ bản về quản trị quốc gia và phần chuyên sâu về lãnh đạo, quản lý kinh tế. Chương trình này phải gắn với thực hành, tạo ra môi trường, điều kiện để những tài năng LĐQLCLKT đặc biệt xuất hiện, phát huy, tạo ra bước ngặt xoay chuyển tình hình kinh tế đất nước.
Sớm thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là Quy định số 90-QĐ/TW và Nghị quyết Trung ương 7 bằng các luật, quy định cụ thể, thống nhất để thực hiện trong toàn hệ thống đối với phát triển LĐQLCLKT trong thời kỳ hội nhập.
- Với Ban Tổ chức Trung ương và Đề án 165, Với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo khác:
(1) - Tiếp tục tổ chức có hiệu quả các lớp dự nguồn cán bộ cao cấp theo lĩnh vực kinh tế tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh để chuẩn bị tốt cho nguồn nhân sự cho các chức danh LĐQLCLKT.
(2) Đưa chương trình, nội dung lãnh đạo, quản lý chiến lược về kinh tế vào nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho LĐQLCLKT; nhất là học tập ngoại ngữ, ưu tiên tiếng Anh cho riêng LĐQLCLKT. Chương trình bao gồm đào tạo cả trong nước và ở nước ngoài nhưng phải đạt tiêu chuẩn quốc tế.
(3) Phối hợp với các tổ chức quốc tế để mở rộng các chương trình đào tạo liên kết cho LĐQLCLKT, thỉnh giảng chuyên gia nước ngoài bổ túc kiến thức cho những người không có khả năng học ở nước ngoài kết hợp các chương trình trải nghiệm thực tế ở nước cụ thể, có thu hoạch, chứng chỉ.
(4) Sớm ban hành quy định về trách nhiệm, quyền lợi tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của LĐQLCLKT để tự vươn lên trở thành nhà lãnh đạo, quản lý toàn cầu và được trọng dụng kịp thời.
-Dự đoán xu hướng và gợi ý nghiên cứu cho người sau:
Theo nghị quyết Trung ương 5 khóa XII của Đảng, kinh tế tư nhân sẽ phát triển và xu hướng sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân có ảnh hưởng đến kinh tế ngành, kinh tế vỹ mô, kể cả tích cực và tiêu cực. Dòng vốn FDI hoặc hợp tác đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng cũng sẽ sinh ra nhiều doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có vốn nước ngoài có ảnh hưởng đến kinh tế ngành, kinh tế vĩ mô. Theo đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có vốn nước ngoài có khả năng tác động đến kinh tế vỹ mô ngày càng lớn. Thực tiễn đặt ra cần có sự nghiên cứu thấu đáo xu hướng này để xác định nội dung, phương pháp xây dựng đội ngũ cán bộ LĐQLCLKT Việt Nam trong thời kỳ hội nhập một cách đầy đủ, toàn diện hơn.
KẾT LUẬN
1. Cả lý luận và thực tiễn, trong nước và quốc tế đều chứng minh đội ngũ cán bộ LĐQLCLKT là nguồn nhân lực chủ chốt để phát triển kinh tế và chất lượng đội ngũ này có tác động sâu sắc đến tăng trưởng, phát triển kinh tế. Vì vậy, muốn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế bền vững, phải đầu tư vào phát triển chất lượng đội ngũ LĐQLCLKT một cách bài bản, đảm bảo phẩm chất liêm chính, trình độ, năng lực cao và phong cách chuyên nghiệp, ngang tầm nhà lãnh đạo toàn cầu.
2. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế từ này đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040 các phẩm chất, tiêu chuẩn năng lực cốt lõi của đội ngũ LĐQLCLKT Việt Nam được xác định là: (1) Có phẩm chất đạo đức cao, liêm chính, minh bạch, thượng tôn pháp luật (2) Năng lực làm chủ kiến thức da dạng, cập nhật, nhất là chuyên môn, luật pháp, thể chế, chính sách, quy định cả trong nước và thế giới phục vụ nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý được giao (3) Năng lực lãnh đạo, quản lý thành công bước chuyển đổi, hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với kết quả cụ thể (4) Có tầm nhìn xa, tư duy chiến lược toàn cầu, năng lực cạnh tranh cao trong xây dựng thể chế, chính sách kinh tế (5) Có khả năng kết nối, xây dựng đối tác kinh tế tin cậy, bền vững (6) Có kỹ năng, phong cách lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu thời đại kinh tế tri thức gắn với nền kinh tế số hóa (7) Có năng lực, kỹ năng điều hành chính phủ điện tử thành thạo (8) Khả năng làm việc trong môi trường quốc tế tự tin, hiệu quả.
3. Một trong những giải pháp then chốt để phát triển đội ngũ LĐQLCLKT ngang tầm nhiệm vụ là lựa chọn đúng tài năng lãnh đạo, quản lý kinh tế, có lộ trình đào tạo, bồi dưỡng đồng bộ theo đúng khung tiêu chuẩn chất lượng cốt lõi, các tiêu chí xác định chất lượng như Luận án đề xuất.
Trong đó, kết hợp chặt chẽ đào tạo lý luận và thực tiễn, trong nước và ngoài nước với trải nghiệm đủ môi trường làm việc quốc tế theo trình độ, phong cách của nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế toàn cầu là giải pháp then chốt.