- Chỉ số phát triển kết cấu hạ tầng gắn với quản lý đô thị hiện đại, thông minh; Chỉ số phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hội nhập với thị trường
3. Tư duy, khả năng thích ứng với nền KTTT, hội nhập quốc tế còn chậm 57 4 Trình độ chuyên môn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
4.1.2. Những yêu cầu đặt ra về chất lượng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược của Việt Nam trong hội nhập
lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược của Việt Nam trong hội nhập quốc tế
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 của Đảng đề ra mục tiêu đến 2030 có từ 40 - 50% cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và 70 - 80% cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế [16]. Đây là những chủ trương quan trọng tác động mạnh mẽ đến yêu cầu chất lượng LĐQLCLKT thời kỳ hội nhập.
- Yêu cầu về phẩm chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược trong nền kinh tế tri thức và cách mạng công nghệ 4.0
Trong thế kỷ 21, kinh tế tri thức, nhất là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng phát triển và ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế toàn cầu. Đó là nền kinh tế dựa vào tri thức, kỹ năng, hiểu biết của con người là chính và lợi nhuận tăng trưởng với sự góp phần của tri thức, công nghệ trong hệ số tăng năng suất và hệ quả của nó là tạo ra một nền kinh tế phát triển bền vững dài
hạn. Với sự chú trọng tầm quan trọng của kiến thức tổng hợp nhiều ngành, kích thích sáng tạo và khai thác kiến thức, kinh tế tri thức đã cung cấp một phạm vi mới về lãnh đạo, quản lý. Đó là khuyến khích, truyền cảm hứng cho sự tự cải tạo, đổi mới, đưa kiến thức, công nghệ cao và kỹ năng lãnh đạo vào lãnh đạo, quản lý kinh tế. Quá trình vốn hóa trong nền kinh tế tạo ra và khai thác tri thức cho mục đích tăng năng suất và lợi nhuận yêu cầu một cách tiếp cận mới về chiến lược lãnh đạo, quản lý, làm nền tảng cho học tập, đào tạo và hợp tác làm việc. Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số cũng đã tác động mạnh mẽ vào lĩnh vực lãnh đạo, quản lý, đặt ra thách thức gay gắt cho lãnh đạo, quản lý, nhất là cấp chiến lược trong việc xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách. Tình hình đưa đến sự thay đổi rất nhanh chóng, rút ngắn "vòng đời" của một quan chức điều hành (CEO), cụ thể là trong các công ty trong lĩnh vực công và sự lãnh đạo, quản lý phải nhận ra nhu cầu thay đổi và tính toán cho tổ chức, doanh nghiệp sự thay đổi kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện, tuyển dụng các tài năng lãnh đạo, quản lý với các phẩm chất, năng lực, hiểu biết, kỹ năng cần thiết là rất quan trọng. Trong đó, kỹ năng số và bí quyết công nghệ gắn với kỹ năng mềm là yếu tố cần thiết cơ bản. Tốc độ, quy mô và bề sâu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt buộc LĐQLCLKT phải tư duy lại làm thế nào để một đất nước cạnh tranh thành công, phát triển bền vững và làm thế nào để sáng tạo ra giá trị tăng thêm cho nền kinh tế là yêu cầu cơ bản đối với LĐQLCLKT.
- Yêu cầu về phẩm chất lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược trong bước chuyển đổi chiến lược kinh tế
Theo Waichungo, môi trường kinh doanh quốc tế đã thay đổi nhanh chóng cùng sự phát triển mạnh mẽ ở cấp độ cao của kinh tế thế giới. Những thay đổi đó dẫn đến bước chuyển đổi trong bản chất của cả kinh tế và tổ chức và khẳng định vai trò cơ bản của những phẩm chất lãnh đạo đổi mới. Lãnh đạo chuyển đổi là một tiến trình thay đổi phức tạp trong các tổ chức để đạt đến mục đích cuối cùng là thay đổi con người và thông qua họ thay đổi toàn bộ môi trường kinh doanh [116, tr.6638-6652]. Đây là loại hình lãnh đạo tập trung vào năng lực cốt lõi của nhà lãnh đạo là tạo nên sự thay đổi và nâng cao
hiệu quả, thành tích của một tổ chức, một hệ thống hay một đất nước [116,
tr.6638-6652]. Các kỹ năng lãnh đạo đổi mới cấp chiến lược được yêu cầu đối với quan chức chính phủ và các nhà lãnh đạo chính trị cũng như các đối tác của họ theo chương trình phát triển kinh tế tiến tới thành công trong tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu. Thách thức đối với tất cả những nhà lãnh đạo, quản lý, cụ thể là là những nhà lãnh đạo, quản lý ở những nước đang phát triển là sự tìm kiếm các giải pháp để giữ được sự cạnh tranh, tăng trưởng và phát triển với các thể chế hiệu quả. Những thách thức cốt yếu là các nội dung về nguồn nhân lực, như lãnh đạo, quản lý trong môi trường đa văn hóa, đội đa nguyên tắc kỷ luật để tổ chức giành được lãnh đạo phổ biến nhất. Tính hiệu quả của lãnh đạo chuyển đổi được xác định bởi kế hoạch chiến lược rõ ràng, hệ thống văn bản quy định, tổ chức thực hiện và sự kiểm tra, giám sát các chương trình và dự án phát triển được sắp đặt để đưa đến sự chuyển đổi về kinh tế - xã hội. Nhà lãnh đạo chiến lược phải tạo lập, rèn luyện các liên minh lâu dài và liên minh tạm thời, liên minh ngang, dọc để giải quyết vấn đề, tác động đến tình hình phát triển đất nước. Điều rất cần thiết đối với nhà lãnh đạo chính trị là hiểu tình hình chính phủ và đề nghị họ trong mệnh lệnh hiệu quả tác động bước chuyển đổi về kinh tế - xã hội. Lãnh đạo chiến lược hiệu quả yêu cầu phức tạp hơn về phát triển chính sách kinh tế và tăng cường nhận thức về sự đổi mới và các cơ hội cho sự chuyển đổi và tăng cường chuyển đổi của dịch vụ công - tư trong điều kiện hội nhập của các quốc gia.
- Yêu cầu phẩm chất lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược trong thời đại chính phủ điện tử
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đẩy mạnh xây dựng, điều hành chính phủ điện tử và nâng lên cấp độ chính phủ trí tuệ nhân tạo. Theo Ngân hàng Thế giới "Chính phủ điện tử đề cập đến việc các cơ quan chính phủ sử dụng các công nghệ thông tin (như mạng diện rộng, mạng Internet và mạng di động) có khả năng chuyển đổi mối quan hệ với công dân, doanh nghiệp và với các cơ quan chính phủ khác" [57]. Đây là mô hình chính phủ được thiết kế, xây dựng và điều hành cơ bản dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và công nghệ số hóa, qua mạng internet, mạng diện rộng và điện
thoại thông minh. Việc lãnh đạo, quản lý qua chính phủ điện tử thường rất nhanh chóng, đạt hiệu quả, hiệu suất rất cao với chi phí rất thấp. Sự phát triển của chính phủ điện tử đặt ra cơ hội lớn đồng thời là thách thức lớn với khả năng, năng lực điều hành của bộ máy của quan chức chính phủ, trong đó có đội ngũ LĐQLCLKT. Những năm gần đây, chính phủ điện tử tại Việt Nam đã được từng bước hình thành và một số cơ quan đã thực hiện cải cách hành chính đến cấp độ ba, trong đó, việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến được xem là khâu quan trọng, then chốt. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang bắt tay xây dựng chính phủ điện tử phiên bản mới 2.0, kết nối được với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 gắn với nền kinh tế đang dần dịch chuyển sang kinh tế số, kinh tế Internet.
Với sự ứng dụng và mở rộng điều hành chính phủ điện tử, cán bộ LĐQLCLKT phải là những nhà "lãnh đạo điện tử" với yêu cầu về phẩm chất năng lực cao: (1) Hiểu và nắm vững nguyên tắc điều hành chính phủ điện tử. (2) Ra quyết định lãnh đạo, quản lý nhanh, minh bạch, chính xác với trách nhiệm giải trình cao. (3) Thông thạo ngoại ngữ và kỹ năng vi tính, khai thác Internet. (4) Tạo lập thói quen, ý thức điều hành công việc trong không gian mạng. (8) Nhạy cảm trong quan hệ cá nhân và kỹ năng giao tiếp xã hội qua cộng đồng mạng.
- Yêu cầu phẩm chất lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược trong xây dựng chiến lược, chính sách, thể chế kinh tế quốc gia, địa phương
Trả lời câu hỏi vì sao các quốc gia thất bại và vì sao thành công, Acemoglu và Robinson khẳng định: "Thể chế, thể chế và thể chế" [5, tr.64]. Trong cuộc đua giành lợi thế đổi mới kinh tế toàn cầu, Atkinson và Stephen cho rằng: Những nước muốn vượt lên "phải tạo ra và thực hiện một loạt chính sách có tính xây dựng để hỗ trợ năng lực đổi mới trong nền kinh tế của mình"
[7, tr.241]. "Chính phủ có thể và cần phải đóng vai trò xây dựng, giúp đỡ khu vực tư nhân cạnh tranh" [7, tr.200]. Theo Vũ Minh Khương, năng lực hoạch định chiến lược của một quốc gia, địa phương thể hiện ở: (1) Năng lực nâng cấp nền tảng chiến lược, mở ra cục diện mới, đặc biệt trước những thay đổi bước ngoặt (2) Năng lực thiết kế chiến lược: khai thác thời cơ và thế mạnh để
tạo thành quả, biến thách thức và hạn chế thành động lực phát triển và lợi thế chiến lược (3) Năng lực thực thi chiến lược: Phát triển năng lực cốt lõi (thu hút người tài, thu nhận tri thức mới và kinh nghiệm hay, thử nghiệm và chiêm nghiệm; phối hợp hành động; học hỏi và không ngừng đổi mới [52].
Như vậy, đối với bất kỳ quốc gia, địa phương nào, việc đầu tư xây dựng chiến lược, chính sách, thể chế kinh tế đều chiếm vị trí quan trọng đặc biệt và là đầu tư cho phát triển dài hạn. Đó cũng là yêu cầu năng lực cốt lõi của LĐQLCLKT trong thời kỳ hội nhập toàn cầu.