Khái niệm khả năng lãnh đạo và lãnh đạo chiến lược về kinh tế; quản lý và quản lý chiến lược về kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 57 - 62)

7. Những đóng góp mới của Luận án

2.2.1.1. Khái niệm khả năng lãnh đạo và lãnh đạo chiến lược về kinh tế; quản lý và quản lý chiến lược về kinh tế

tế; quản lý và quản lý chiến lược về kinh tế

- Lãnh đạo (leadership) và khả năng lãnh đạo (leadership competency) Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra hàng trăm định nghĩa về lãnh đạo và khả năng lãnh đạo, trong đó hầu hết xác định yếu tố cơ bản của lãnh đạo là mối quan hệ tác động gây ảnh hưởng giữa nhà lãnh đạo và những người đi theo họ

để tiến hành những thay đổi nhằm đi đến mục tiêu. Maxwell (2014) kết luận "Lãnh đạo là gây ảnh hưởng" [50, tr.20]. Vũ Minh Khương (2018) giới thiệu các mô hình lãnh đạo hướng tới xây dựng bộ máy công quyền ưu tú trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 từ hiệu lực thấp đến hiệu lực cao (Sơ đồ 2.1).

Hiệu lực cao Cuốn hút bằng hoài bão, Lãnh

tầm nhìn đạo Cải Làm phấn khích về tinh thần và trí tuệ biến Thụ động Thưởng - Phạt Lãnh

đạo Chữa cháy

tác vụ Cầm chừng Trân trọng từng cá nhân Chủ động Hiệu lực thấp

Sơ đồ 2.1: Các mô hình lãnh đạo

Nguồn: [52].

Nghiên cứu của Bueno và Tubbs cùng các cộng sự (2004) đã xác định các thành phần của kỹ năng lãnh đạo cá nhân gồm (Biểu đồ 2.1): Năng lực tự nhiên: 32%; Kinh nghiệm việc làm: 34 %; Vai trò hình mẫu (noi theo mẫu lãnh đạo cụ thể): 14 % ; Đào tạo chính quy: 10%. Các yếu tố khác: 10%.

Biểu đồ 2.1: Các thành phần đóng góp kỹ năng lãnh đạo cá nhân

Nguồn: [77].

Biểu đồ 2.1 cho thấy trong các thành phần đóng góp vào khả năng, tài năng lãnh đạo của một người, kinh nghiệm việc làm hay năng lực thực tiễn, thành tích lãnh đạo chiếm tỷ lệ quan trọng nhất (34%). Trong khi, năng lực tự nhiên, tài năng lãnh đạo chiếm vị trí thứ hai (32%) chứng tỏ vai trò của tài năng bẩm sinh, tư chất thông minh từ nhỏ phải hết sức được chú ý trong lựa chọn nhà lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược. Vai trò hình mẫu và đào tạo chính quy chiếm vị trí quan trọng tiếp theo với tỷ lệ 14% và 10%, cần được chú ý trong phát triển tài năng của đội ngũ LĐQLCLKT.

Về tiêu chuẩn của nhà lãnh đạo, các lí thuyết thường đề cập đến ba khía cạnh của lãnh đạo: nhà lãnh đạo, người đi theo (followers) và tình hình thực tế. Trong đó, nhà lãnh đạo thường được xem xét tính cách, phẩm chất cá nhân, hệ giá trị theo đuổi và hành động, hành vi (Stewart và cộng sự, 2006)

[108]. Phẩm chất của nhà lãnh đạo thường bao gồm năng lực giải quyết vấn đề, động cơ, nhân cách, hệ giá trị, hành vi, kinh nghiệm và quan điểm liên quan đến hoàn cảnh lãnh đạo và những người đi theo (cấp dưới và người lao động). Tiêu chuẩn và thước đo về năng lực lãnh đạo, quản lý là vấn đề gây nhiều tranh luận, nhất là lượng hóa cụ thể. Trong đó, có một số lý thuyết đi vào cụ thể như Lý thuyết dựa vào khả năng, năng lực (Competency Based Theory); Lý thuyết dựa vào thành tích (Performance Based Theory)… Các nhà nghiên cứu đã phân loại phẩm chất nhà lãnh đạo toàn cầu ra thành "đặc tính nhân cách" bao gồm quan niệm, thái độ, hệ giá trị và nhận thức toàn cầu. Năng lực lãnh đạo gồm kiến thức và kỹ năng quan hệ văn hóa, quan hệ cá nhân, kinh doanh toàn cầu. Bueno và Tubbs cùng các cộng sự (2004) đã thực hiện 26 phỏng vấn sâu với các nhà lãnh đạo quốc tế thuộc nhiều quốc gia có trải nghiệm nhiệm vụ quốc tế trung bình 48 tháng. Kết quả chỉ ra những năng lực quan trọng nhất của nhà lãnh đạo toàn cầu như sau: (1) Kỹ năng truyền thông, truyền đạt thông tin (2) Động cơ học tập (3) Tính mềm dẻo, linh hoạt (4) Cởi mở, sẵn sàng tiếp thu cái mới (5) Tôn trọng người khác (6) Sự nhạy cảm, thấu hiểu người khác [77, tr.80-87].

những người khác làm việc trong một hoàn cảnh cụ thể để thực hiện các mục tiêu chiến lược, bao gồm sự sáng tạo tầm nhìn, và định hướng chiến lược cho tổ chức, truyền đạt tầm nhìn tới cán bộ và cổ đông và truyền cảm hứng, tạo động cơ và chấn chỉnh những người có trách nhiệm và tổ chức để thực hiện tầm nhìn đề ra [dẫn theo 116, tr.6638-6652]. Louw và Venter (2010) cho rằng: các quyết định của nhà lãnh đạo chiến lược mang tính chiến lược vì chúng được xác định bởi (1) Định hướng dài hạn và thành công bền vững (2) Đảm bảo mối liên hệ kết nối bên trong và môi trường bên ngoài (3) Bao quát được các nguồn lực cơ bản (4) Có tác động hiệu quả lên toàn bộ tổ chức (5) Thể hiện được các giá trị và kỳ vọng của cổ đông [dẫn theo 116, tr.6638-6652].

Qua nghiên cứu quan điểm nêu trên, có thể xác định: Bản chất từ "chiến lược" bao hàm thời gian dài, không gian rộng, tính tổng thể và kết quả bao trùm.

"Lãnh đạo chiến lược về kinh tế" là tiến trình xác định đường lối, tầm nhìn, mục tiêu, sử dụng các phương pháp tác động, truyền cảm hứng, tập hợp, động viên hệ thống cấp dưới, người lao động và các nguồn lực để thực hiện kế hoạch kinh tế tổng thể, dài hạn, sâu rộng, hướng tới mục đích đạt được kết quả toàn diện, bền vững.

Lãnh đạo chiến lược về kinh tế tập trung vào năng lực cốt lõi của nhà LĐQLKTCL là tạo nên sự đổi mới đúng hướng và nâng cao hiệu quả, thành tích của một tổ chức, một hệ thống hay một đất nước [116, tr.6638-6652]. Theo Atkinson và Stephen (2017), "Đổi mới đã trở thành động lực trung tâm của năng lực cạnh tranh và tiềm lực kinh tế quốc gia" [7, tr.192]. "Chính sách đổi mới bảy chữ T" các tác giả đưa ra bao gồm (1) Cảm hứng - đặt ra những mục tiêu tham vọng (2) Chủ định - cạnh tranh dựa trên nền tảng đổi mới là ưu tiên quốc gia (3) Thấu hiểu - Cải thiện những hiểu biết về thực hiện đổi mới (4) Ưu đãi - khuyến khích đổi mới, sản xuất và việc làm (5) Đổi mới thể chế (6) Đầu tư - tăng công quỹ cho đổi mới (7) Công nghệ thông tin [7, tr.241-280].

Đề cập đến những đặc điểm, tính cách, kỹ năng hay năng lực cơ bản được mong đợi ở quan chức điều hành kinh tế cao cấp thế kỷ 21, Dubnicki và Brown (1994) cho rằng có các yếu tố sau: (1) Hoạch định chính sách đổi mới để giành chiến thắng trong cuộc đua (2) Đặt ra những mục tiêu tham vọng (3) Cạnh tranh dựa trên nền tảng đổi mới là ưu tiên quốc gia (4) Khuyến khích

đổi mới (5) Đổi mới thể chế (6) Công nghệ thông tin [82]. Tính hiệu quả của lãnh đạo, quản lý nền kinh tế chuyển đổi được xác định bởi kế hoạch chiến lược rõ ràng, hệ thống văn bản quy định, tổ chức thực hiện và sự kiểm tra, giám sát các chương trình và dự án phát triển được sắp đặt để đưa đến sự chuyển đổi về kinh tế - xã hội. Những phẩm chất lãnh đạo này cung cấp một môi trường cần thiết cho bước chuyển đổi kinh tế - xã hội, điển hình trong việc quyết định chính sách, ra quyết định quản lý và giám sát định hướng chiến lược, quản lý cung cấp các nguồn lực và giám sát thực hiện các mục tiêu, kết quả chính sách đề ra như các dự án lớn, thu hút cả đầu tư nội địa và đầu tư nước ngoài.

- Quản lý (management) và khả năng quản lý (management competency) chiến lược về kinh tế

Theo Drucker (1986) quản lý, cả lý thuyết và thực hành có nguồn gốc lịch sử hàng trăm năm, được phát hiện từ Adam Smith (1723 - 1790), David Ricardo (1772 - 1823) tới John Stuart Mill (1806-1873). Tuy nhiên, ở châu Âu, đến cuối thế kỷ 19, Alfred Marshall (1842-1924) mới đặt nhân tố quản lý và người quản lý thành một yếu tố sản xuất, cùng các yếu tố sản phẩm, đất đai, vốn và lao động, dù vẫn chưa thật rõ nét. Quản lý, đến lúc đó vẫn được coi là nhân tố bên ngoài hơn là nhân tố trung tâm của hoạt động kinh tế. Từ quan điểm của Marshall, với nhiều cách tiếp cận khác nhau, dần dần nhà quản lý đã được đặt ở vị trí trung tâm và công việc quản lý được nhấn mạnh như là một nguồn lực của sản suất. Trong khi đó, ở Mỹ, quản lý lại sớm được coi là yếu tố trung tâm. Alexander Hamilton’s (1757-1804) đã nhấn mạnh cấu trúc, mục đích, và vai trò mang tính hệ thống của quản lý, coi quản lý là sức mạnh của kinh tế, là động cơ của tiến bộ sản xuất. Tiếp nối quan điểm này, Henry Clay (1777 - 1852) trong sách "American System (economic plan)" (Hệ thống Mỹ (kế hoạch kinh tế) đã giới thiệu những luận điểm được coi là bản thiết kế đầu tiên cho phát triển kinh tế có hệ thống [99].

Cũng như định nghĩa "lãnh đạo", có hàng trăm định nghĩa về quản lý" nói chung và quản lý kinh tế, theo các cách tiếp cận khác nhau như coi quản lý là một quy trình, là một hoạt động, một nguyên tắc, một khoa học, một nghệ thuật hay là một nghề nghiệp. Peter Drucker (1986) cho rằng: nhiệm vụ cơ bản của quản lý bao gồm cả tiếp thị (marketing) và đổi mới (innovation);

quản lý là một hệ thống hoạt động đa mục tiêu bao gồm điều khiển doanh nghiệp, điều khiển người quản lý, điều khiển công việc và điều khiển người lao động [99]. Quản lý là một nghề nghiệp và nó cần có kỹ năng, công cụ và kỹ thuật riêng của nó. Harol Koontz (1909 - 1984) định nghĩa: "Quản lý như một nghệ thuật hoàn thành công việc qua sự phối hợp với mọi người trong các tổ chức chính thức" [dẫn theo 113].

"Quản lý kinh tế" được hiểu theo nghĩa chung nhất là tập hợp các hoạt động có mục đích và hệ thống của nhà quản lý, tổ chức mọi người làm việc theo kế hoạch, lịch trình, phương pháp cụ thể hướng tới sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu đề ra của tổ chức kinh tế.

Chức năng của quản lý kinh tế bao gồm xây dựng kế hoạch, lịch trình, tổ chức, bố trí các nguồn lực, hướng dẫn, lãnh đạo, động viên thực hiện, hợp tác và kiểm tra, kiểm soát các công việc, kết quả đề ra. Khả năng quản lý của nhà quản lý là thể hiện khả năng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nêu trên.

Vũ Minh Khương (2018) phân biệt và so sánh quản lý chiến lược đối ngược với quản lý tác nghiệp (Bảng 2.2), trong đó nhấn mạnh hướng đi và mục tiêu dài hạn, trừu tượng hơn mục tiêu ngắn hạn, cụ thể, rõ ràng của quản lý tác nghiệp.

Bảng 2.2: Quản lý chiến lược đối ngược với quản lý tác nghiệp

Quản lý chiến lược Quản lý tác nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w