Các nghiên cứu tiếp cận từ khoa học quản lý, lãnh đạo

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 37 - 41)

7. Những đóng góp mới của Luận án

1.2.2. Các nghiên cứu tiếp cận từ khoa học quản lý, lãnh đạo

- Peter Drucker (1909 - 2005) trong hệ thống các công trình nghiên cứu của ông về quản lý, lãnh đạo với các tác phẩm tiêu biểu "Quản lý - Nhiệm vụ, trách nhiệm, thực hành" (Management - Tasks, Responsibilities, Practices), "Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại"(Classic Drucker), "Những thách thức của quản lý thế kỷ 21" (Management challenges for the 21st century)

đã lý giải nguồn gốc, bản chất, nội dung cơ bản của quản lý cũng như nhiệm vụ của nhà quản lý và khẳng định quản lý chính là một chức năng cơ bản trong nền kinh tế công nghiệp. Ông cũng đã dự đoán những thách thức của quản lý thế kỷ 21, trong đó nhận định thách thức của thay đổi, chuyển từ quản lý sang lãnh đạo để truyền cảm hứng cho người lao động bằng sự lãnh đạo, hướng dẫn thay vì mệnh lệnh quản lý. Những nguyên tắc của Peter Drucker đưa ra là những tham khảo quan trọng để vận dụng xem xét phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản lý của LĐQLCLKT.

- Finkelstein, S., Hambrick, D.C. và Cannela, A.A với sách Strategic leadership - Theory and research on executives, Top management Teams, and Boards (Lãnh đạo chiến lược - Lý thuyết và nghiên cứu về Nhà điều hành, Nhóm quản lý hàng đầu và Ban lãnh đạo) [84], đã hệ thống lại các nghiên cứu và xác định bản chất của lãnh đạo chiến lược, phạm vi các đối tượng được coi là lãnh đạo chiến lược (gồm nhà điều hành cao cấp, nhóm quản lý hàng đầu, các ban lãnh đạo và một số thành phần khác). Đồng thời, các tác giả cũng xác định nhiệm vụ, bản chất công việc của người lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược trong lĩnh vực quản lý kinh tế và yêu cầu tiêu chuẩn của nghề giám đốc điều hành cao cấp (Executive job demands) gồm: thách thức của nhiệm vụ (task challenges) đề cập đến những khó khăn chung của tình hình, thách thức của thành tích (performance challenges) và khát vọng thực hiện nhiệm vụ (executive aspirations). Đây là công trình tổng hợp nhiều lý thuyết và nghiên cứu nhiều mặt về lãnh đạo, điều hành cao cấp thuộc đối tượng LĐQLCLKT trên thế giới, có giá trị tham khảo sát thực cho đề tài này.

- Lý thuyết Mô hình năng lực lãnh đạo toàn cầu (Global Leadership Competencies Model) của các tác giả Chin, Gu, và Tubbs (2001) đã đưa ra mô hình phát triển năng lực lãnh đạo từ chưa có năng lực lãnh đạo toàn cầu đến đủ năng lực lãnh đạo toàn cầu cầu gồm 3 cấp độ (level). Tiếp nối kết quả trên, nhóm tác giả Bueno, Antolin và Tubbs công bố "Nghiên cứu thăm dò - Nhận diện các năng lực lãnh đạo toàn cầu", trong đó khẳng định sự tác động của toàn cầu hóa và khoa học công nghệ yêu cầu các luận thuyết thương mại mới và năng lực lãnh đạo mới [77, tr.80-87]. Nghiên cứu đã chỉ ra những năng lực quan trọng nhất của nhà lãnh đạo toàn cầu trong tình hình mới. Các tác giả Tubbs và Schulz (2006) đã công bố các nghiên cứu về Khảo sát sự phân loại các năng lực lãnh đạo và siêu năng lực lãnh đạo toàn cầu; Stewart và cộng sự (2006) đã tổng hợp các nguyên tắc phân loại năng lực và siêu năng lực lãnh đạo gồm 50 siêu năng lực lãnh đạo của nhà lãnh đạo toàn cầu [xem Phụ lục 1]. Đây là những khung tiêu chuẩn cơ sở quan trọng để nghiên cứu năng lực lãnh đạo chiến lược trong thời đại toàn cầu hóa. Các tác giả Finkelstein và Hambrick trong sách Strategic leadeship - Top Executives and their effects on Organizations (Lãnh đạo chiến lược, ảnh hưởng của những nhà lãnh đạo điều hành hàng đầu đối với tổ chức), đã xác định các nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế chiến lược ở các nước phát triển [84], tạo điều kiện vận dụng xác định các nhà LĐQLCLKT ở Việt Nam.

- Tác giả John C.Maxwell trong bộ sách về khả năng lãnh đạo (leadership) gồm nhiều cuốn như: Developing the Leader within You (Phát triển kỹ năng lãnh đạo) [50]; 360 degree Leader (Nhà lãnh đạo 360 độ) [51];

The 21 Irrefutable Laws of Leadership (21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo) [49]… Tác giả khẳng định vai trò quyết định của lãnh đạo; kỹ năng lãnh đạo là do đào tạo, rèn luyện, học hỏi mà thành và phân tích các phương pháp để phát triển kỹ năng lãnh đạo của mỗi người. Tác giả đã nêu nhiều tiêu chuẩn, phương pháp lãnh đạo nói chung và vai trò, nội dung của đào tạo, bồi dưỡng trong phát triển khả năng lãnh đạo. Những tổng kết giá trị trên có thể vận dụng cho việc nâng cao chất lượng LĐQLCLKT ở Việt Nam trong thời

kỳ hội nhập.

- Tác giả Jonh P. Kotter với bộ sách về quản lý, lãnh đạo như: "The General Managers" (Các nhà quản lý cao cấp) [92 ]; "A force for change - How Leadership differs from Management?" (Lực lượng cho đổi mới - Lãnh đạo khác quản lý như thế nào?) [91]... đã đưa ra những kết quả nghiên cứu, khảo sát công phu và nhận định, kết luận sâu sắc về lãnh đạo và quản lý; vai trò, nhiệm vụ nhà lãnh đạo và nhà quản lý; những đặc điểm nổi bật cũng như khó khăn, thách thức của công việc lãnh đạo và công việc quản lý và cho rằng ngày nay, con người trong các nước phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nhà quản lý". Từ đó tác giả gợi ý nhiều nội dung trong đào tạo, hướng dẫn hành động đối với các nhà lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược và xây dựng những nhà lãnh đạo, quản lý toàn cầu trong thời kỳ hợp tác và hội nhập quốc tế đối với các tổ chức và các quốc gia nói chung. Đây là những công trình nghiên cứu chất lượng cao, tài liệu quan trọng tham khảo cho những nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trên thế giới về LĐQLCLKT.

- Bài nghiên cứu ''Challenges of Transformative - Strategic Leadership in Developing conomies; an Analysis of Africa Leadership Approach in Economic Development'' (Những thách thức của lãnh đạo chiến lược - chuyển đổi trong các nền kinh tế đang triển kinh tế; phân tích từ tiếp cận lãnh đạo học châu Phi trong phát triển kinh tế) của Peter Waichungo (2017) đã phân tích, nhận định nhu cầu cấp thiết về bước chuyển đổi về lãnh đạo và quản lý mang tính chiến lược ở các nước đang phát triển kinh tế, gây sức ép trực tiếp đến sự mở rộng tự do hóa lên hệ thống kinh tế - chính trị quy mô toàn cầu thế kỷ. Đây là nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt đối với những người nghiên cứu về cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

- Các tác giả Fairholm trong sách Lãnh đạo chân thực - Các giá trị tinh thần đưa lại ý nghĩa lãnh đạo như thế nào? [83]; Bolden và cộng sự trong công trình nghiên cứu Nhìn lại lý thuyết lãnh đạo và các khung năng lực (A review of leadership theory and competency frameworks) đã phân tích và khái

quát những thay đổi về chất của toàn cầu hóa dẫn đến yêu cầu thay đổi về cách thức lãnh đạo, các phẩm chất của nhà lãnh đạo cũng như các tiêu chí của các phẩm chất lãnh đạo trong thời đại mới. Các phẩm chất chung được nhấn mạnh là: đạo đức, khát vọng, hoài bão; khả năng gây ảnh hưởng, quyền lực lãnh đạo; khả năng ứng phó với thay đổi, lãnh đạo trong môi trường đa dạng. Các phẩm chất của nhà lãnh đạo cấp chiến lược được nhắc đến nhiều là: tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo, hình thành các giá trị tương lai; năng động và thích nghi với tổ chức và sự thay đổi… Đây là những nghiên cứu có giá trị có thể vận dụng vào nghiên cứu đội ngũ LĐQLCLKT Việt Nam thời kỳ hội nhập.

- Sách Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc của Trịnh Cư và cộng sự (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009) nêu kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tiêu chuẩn lựa chọn nhân tài lãnh đạo xuyên thế kỷ với phương châm "bốn hóa": cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa [36] … và sách Cầm quyền khoa học do Hoàng Văn Hổ chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014) đã khái quát 5 yếu tố cơ bản cầm quyền khoa học gồm: Năng lực học tập đổi mới, điều tiết lợi ích, tích hợp tài nguyên, làm việc theo pháp luật, tự thanh lọc. Ngoài ra, một số cuốn sách đề cập đến vấn đề năng lực, tiêu chuẩn nhà lãnh đạo chiến lược như Tám tố chất trí tuệ quyết định cuộc đời người đàn ông của Mã Ngân Văn (2008), (Phan Quốc Bảo biên soạn, Nxb Lao động, Hà Nội ) khái quát tám tố chất trí tuệ của người lãnh đạo trong công việc. Các sách này thường được trình bày dưới dạng nhận thức chủ quan hoặc đúc rút kinh nghiệm trong lịch sử, trong cuộc sống và chủ yếu trước khi thời đại toàn cầu hóa bùng nổ, chưa đạt đến tính khoa học cần thiết để phục vụ cho luận án nghiên cứu.

Ngoài ra, các lý thuyết về phát triển kinh tế - xã hội khác đều nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, quản lý đối với phát triển kinh tế. Kotter (1982) cho rằng: "Ngày nay, con người trong các nước phát triển phụ thuộc chủ yếu vào nhà quản lý" [92, tr.1]. Maxwell (2014) viết: "Mọi sự thành bại đều do lãnh đạo" [50, tr.12]

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w