Giải pháp về tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 155 - 157)

- Kỹ năng huy động, phân bổ lực lượng, nguồn lực thực hiện kế hoạch đề ra.

4.4.12. Giải pháp về tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế

dưỡng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế

- Xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT trong tổng thể Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị. Nội dung đảm bảo toàn diện về khoa học kinh tế gắn với chuyên ngành, lĩnh vực lãnh đạo, quản lý kinh tế , đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ chuyên ngành; bồi dưỡng toàn diện về kỹ năng lãnh đạo, quản lý kinh tế và bổ sung, cập nhật kịp thời thông tin, kiến thức mới phù hợp với đối tượng LĐQLCLKT. Phạm vi của chương trình cần tập trung trong giai đoạn 2020 - 2030 để nội dung chương trình bám sát thực tiễn và các thay đổi về công tác cán bộ, sau 5 năm có tổng kết, rút kinh nghiệm để thay đổi, bổ sung nội dung chương trình phù hợp. Đồng thời, chương trình cần có tầm nhìn, định hướng dài hạn đến năm 2040, đảm bảo liên thông nhiều ban, bộ, ngành, cơ sở đào tạo, trong đó Ban Tổ chức Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là hai đầu mối chính để triển khai chương trình dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức, các cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín nhằm tăng cường hợp tác, phối hợp nghiên cứu, tổ chức các khóa bồi dưỡng và nghiên cứu thực tế; đồng thời tăng cường việc tận dụng các nguồn lực, hỗ trợ từ nước ngoài, các quỹ học bổng phục vụ chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ LĐQLCLKT. Trước mắt, duy trì, phát huy mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo với các tổ chức quốc tế như KOIKA, gắn với các doanh nghiệp toàn cầu như Samsung. Sau đó, mở rộng hợp tác đào tạo, bồi dưỡng, thực tế với các cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới như Đại học Chính sách công Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew School of Public Policy, Singapore), Đại học Harvard, Đại học Indiana (Hoa Kỳ), Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh, Trung Quốc), Học viện cán bộ cao cấp Phố Đông, Thượng Hải, (Trung Quốc) và các trường đại học khác có trình độ đào tạo cao về lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược.

- Tiếp tục mở rộng triển khai các đoàn đi bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài cho LĐQLCLKT theo các chủ đề về chuyên ngành kinh tế và đổi mới nội dung, chương trình, phương thức tổ chức, nhằm nâng cao chất lượng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng ngang tầm chiến lược trong tình hình mới. Chú trọng thực tế tại các công ty toàn cầu có tác động lớn đến kinh tế vỹ mô và các mô hình quản lý, lãnh đạo hiệu quả như Boeing, Microsoft, Google, Facebook, Khu công nghiệp Tô Châu, các cơ sở kinh tế Thượng Hải (Trung Quốc)... Đồng thời, có giải pháp nâng cao khả năng tiếp thu của LĐQLCLKT tạo hiệu ứng lan tỏa kiến thức trong toàn hệ thống và khả năng ứng dụng vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam. Cán bộ tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng trở về phải có thu hoạch, liên hệ thực tiễn địa phương, đơn vị và quan trọng hơn, phải có kế hoạch cụ thể áp dụng vào công việc thực tế, mang lại sản phẩm với hiệu quả thiết thực.

- Tăng cường đầu tư nguồn lực của Nhà nước cho đào tạo, bồi dưỡng, phát triển LĐQLCLKT, coi đây là đầu tư phát triển dài hạn cho nguồn lực đặc biệt phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập. Cụ thể, cần xây dựng và đầu tư thỏa đáng cho Đề án đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT trong tổng thể Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị

theo các nội dung đã nêu trên. Đồng thời, có đánh giá, kiểm tra và sử dụng để tránh tham nhũng, lãng phí nguồn lực đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w