Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) (Trang 70 - 73)

3.1.2.1. Cơ cấu quản trị chung của ngân hàng

Sơ đồ 3.3 Cơ cấu tổ chức của Techcombank

(Nguồn: Techcombank)

Trong đó:

- Các Khối bán lẻ, Khối Dịch vụ Ngân hàng và Tài chính cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, Khối Ngân hàng bán buôn có nhiệm vụ định hướng kinh doanh thông qua việc xây dựng chiến lược, mô hình kinh doanh, đưa ra các tiêu chí lựa chọn khách hàng và đáp ứng các nhu cầu tài chính của khách hàng.

- Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính có chức năng và nhiệm vụ đồng hành cùng các khối kinh doanh để thiết kế các sản phẩm/gói sản phẩm chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng/ phân khúc khách hàng để phục vụ tối đa nhu cầu tài

chính của khách hàng

- Các Khối Bán hàng và kênh Phân phối, Khối Quản trị rủi ro, Khối Vận hành và công nghệ là các đơn vị cung cấp dịch vụ, giám sát và hỗ trợ các khối kinh doanh trực tiếp phục vụ khách hàng.

- Các Khối Chiến lược và phát triển ngân hàng, Khối Tuân thủ, Quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế, Khối Quản trị nguồn nhân lực, Khối Tài chính kế hoạch, Khối Dịch vụ nội bộ và Khối tiếp thị có chức năng và nhiệm vụ hỗ trợ, tư vấn, cung cấp các nguồn lực – thông tin để các khối khác vận hành một cách trơn tru và hiệu quả nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức công tác thẩm định và cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam

Tổ chức công tác thẩm định và cho vay DAĐT tại Techcombank được phân làm 2 cấp: Hội sở chính và các trung tâm khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh. Có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản lý rủi ro và kinh doanh, đảm bảo rủi ro được nhận biết và quản trị một cách hiệu quả. Trong đó, cán bộ thẩm định tại Hội sở chính chịu trách nhiệm chính về đánh giá rủi ro và cán bộ tín dụng tại chi nhánh chịu trách nhiệm chính về kinh doanh.

a. Tại Hội sở chính

Tại Techcombank, công tác thẩm định và đánh giá rủi ro, đưa ra quyết định phê duyệt khoản vay là nghiệp vụ quan trọng nằm trong cấu phần quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và chức năng quản trị rủi ro nói chung. Nhằm nhận diện và kiểm soát rủi ro tín dụng trong công tác cho vay, Techcombank áp dụng mô hình phê duyệt tập trung tại Hội sở và toàn bộ nghiệp vụ thẩm định/tái thẩm định, phê duyệt đều thuộc chức năng quản trị rủi ro. Ngân hàng đã thiết lập khung quản trị rủi ro toàn diện, mà cốt lõi là cơ cấu chức năng quản trị rủi ro chặt chẽ từ trên xuống, được phân định trách nhiệm rõ ràng như sau:

Sơ đồ 3.4 Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro của Techcombank (liên quan đến rủi ro tín dụng)

(Nguồn: Techcombank)

Trong đó:

-Ủy ban kiểm toán và rủi ro (ARCO): tham mưu Hội đồng quản trị trong việc ban hành các quy trình, chính sách liên quan tới quản lý rủi ro như các chỉ số định hướng khẩu vị rủi ro, giám sát công tác QTRR toàn hàng.

-Các Hội đồng tín dụng Miền, cao cấp: thành lập nhằm hỗ trợ cho Ban điều hành trong việc cung ứng sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Nhiệm vụ chính của hội đồng là xem xét và quyết định các khoản vay lớn, rủi ro cao vượt thẩm quyền phê duyệt của các chuyên gia phê duyệt độc lập

-Các chuyên gia phê duyệt độc lập: Là người ra quyết định phê duyệt cho vay/từ chối đối với các khoản vay

định/tái thẩm định đối với các khoản vay tương ứng với từng phân khúc khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, doanh nghiệp lớn, các định chế tài chính)

-Ngoài ra còn các phòng ban khác liên quan đến việc hướng dẫn, ban hành các chính sách, định hướng hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo, thu hồi nợ; xây dựng các mô hình đo lường tín dụng…

b. Tại Chi nhánh

Techcombank tổ chức Chi nhánh theo mô hình các trung tâm khách hàng doanh nghiệp BBC (Business Banking Center) chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các loại hình cho vay đến khách hàng doanh nghiệp, bao gồm cả cho vay dự án đầu tư (nếu có). Trong đó, với một số khoản vay đơn giản, quy mô nhỏ (<500 triệu VND), các chuyên viên quan hệ khách hàng RM (Relationship Manager) chính là các cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trực tiếp thẩm định khoản vay mà không cần tái thẩm định tại Hội sở chính. Đối với các khoản vay quy mô lớn, trách nhiệm thẩm định và đánh giá rủi ro thuộc về phòng QTRR khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở chính. Theo đó, các cán bộ tín dụng tại chi nhánh cần thẩm định và đánh giá sơ bộ về khoản vay trước tiên. Sau đó, cán bộ thẩm định tại Hội sở chính sẽ thực hiện tái thẩm định và đánh giá rủi ro một cách toàn diện và độc lập, nhằm đảm bảo được sự an toàn của khoản vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w