Ngân hàng cần xây dựng hướng dẫn đánh giá rủi ro dự án đầu tư nhằm mục tiêu chuẩn hóa nội dung và phương pháp đánh giá rủi ro cho vay DAĐT trên toàn hệ
thống và hỗ trợ nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thẩm định.
Hướng dẫn cần được xây dựng và hoàn thiện theo hướng chi tiết hóa các nội dung đánh giá rủi ro khi cho vay dự án đầu tư với từng lĩnh vực kinh tế, từng tiểu phân khúc trọng tâm để hỗ trợ nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Hướng dẫn cần khái quát, liệt kê được chi tiết một số nội dung sau:
- Thông tin cơ bản về ngành: cung cấp các thông tin về chuỗi giá trị ngành, quy trình sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra, môi trường kinh doanh, yếu tố thành công, phân tích SWOT và đánh giá rủi ro ngành
- Đưa ra hướng dẫn chi tiết về đánh giá rủi ro khách hàng và dự án đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng đưa ra: chân dung của khách hàng thành công trong ngành, các chỉ số ngành định hướng, các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp trong ngành, các chỉ số của các dự án tương tự… để từ đó cán bộ thẩm định có cơ sở để so sánh với khách hàng đang đánh giá
- Đưa ra định hướng cấp tín dụng, mức độ chấp nhận rủi ro và điều kiện kiểm soát để giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải khi cho vay.
Ví dụ:
Bảng 4.21 Ví dụ về định hướng cấp tín dụng dành cho khách hàng ngành hàng tiêu dùng nhanh Chỉ số Cấp tín dụng tăng trưởng Cấp tín dụng bình thường Cấp tín dụng có chọn lọc Hạn chế
Xếp hạng tín dụng A2 trở lên B2 trở lên B3 trở lên C,D Quy mô doanh thu X > 200 tỷ 100 tỷ đồng 200 tỷ
đồng
20 tỷ đồng 100 tỷ đồng
X < 20 tỷ đồng ROE năm tài chính
hiện tại
X 12% 12% 7% X < 0% Tỷ số thanh toán hiện
hành X 1.1 X 1 X < 0.5 Tỷ lệ doanh thu/ Nợ vay ngắn hạn X 6 lần 6>X lần 4>X lần X<2 lần Vòng quay hàng tồn kho X 8 Vòng quay khoản phải
thu X 12 Nợ vay ngân hàng/
Vốn chủ sở hữu
X<2
Danh mục hồ sơ cần khách hàng cần cung cấp phải được xây dựng dựa trên mức độ rủi ro của khách hàng, đáp ứng tiêu chí đơn giản hóa, theo đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh tế…