dễ dàng tìm lại các hồ sơ có liên quan đến khách hàng (nếu có).
3.4.2. Những tồn tại trong công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự ánvay vốn vay vốn
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đánh giá rủi ro cho vay DAĐT tại TCB trong giai đoạn 2015 – 2019 vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như sau:
Về quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định đối với cho vay dự án đầu tư:
Công tác đánh giá rủi ro mặc dù đã được cố gắng thực hiện theo đúng quy trình, tuy nhiên, không phải tất cả các dự án đều được thực hiện đúng theo quy trình đánh giá đề ra. Ngân hàng dựa vào quy mô dự án và loại lĩnh vực dự án để tiến hành đánh giá dự án. Điều này dẫn đến không có sự đồng nhất trong công tác.
Bên cạnh đó, quy trình đánh giá rủi ro luôn được ngân hàng cải tiến theo hướng chuẩn hóa và đơn giản hóa. Tuy nhiên, vẫn tồn tại quy định rất nhiều công việc trong quy trình ở dạng “phối hợp” giữa 2 hoặc nhiều bộ phận mà không làm rõ cơ chế phối hợp như thế nào, để dẫn đến cách hiểu cả 2 hoặc nhiều bộ phận cùng làm 1 công việc. Quá trình phối hợp giữa chuyên viên thẩm định và chuyên viên tín dụng để chốt nội dung báo cáo thẩm định và đánh giá rủi ro đối với các khoản vay phức tạp, khách hàng lớn chiếm thời gian khá dài trong quy trình. Chưa có cách hiểu thống nhất với cùng một lượng thông tin cung cấp trên báo cáo thẩm định giữa các bộ phận liên quan dẫn tới mất rất nhiều thời gian trao đổi qua lại trong quá trình đánh giá rủi ro. Ngoài ra, việc đàm phán điều kiện kiểm soát với khách hàng có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, chiếm phần lớn thời gian trong quy trình.
Thời gian thẩm định và đánh giá rủi ro tuy đã giảm xuống so với trước đây (TAT giảm từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc) song khi so sánh với kỳ vọng của khách hàng và một số ngân hàng khác (khoảng 5 ngày làm việc) thì vẫn còn khá lâu.
Tổng hợp điểm số bình quân các phiếu điều tra do tác giả thực hiện cho kết quả đánh giá về quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định cho vay DAĐT như bảng sau:
Bảng 3.19 Kết quả phân tích đánh giá về quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định cho vay DAĐT
Chỉ tiêu Điểm bình
quân Ý nghĩa
1. Quy trình đánh giá rủi ro được quy định thống
nhất trong toàn hệ thống ngân hàng 3.39
Trung bình 2. Quy trình đánh giá rủi ro được xây dựng một
cách khoa học, hợp lý 3.44
Trung bình
Nhận xét:
Kết quả đánh giá cho thấy quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định cho vay DAĐT đang được đánh giá ở mức trung bình khá với điểm 3.4 ở cả hai nhận định. Kết quả này cho thấy về quy trình đánh giá rủi ro, đối tượng khảo sát còn chưa thực sự đồng tình với sự hợp lý, khoa học, bên cạnh đó, sự thống nhất của quy trình đánh giá rủi ro trên toàn hệ thống ngân hàng là chưa tốt.
Về nội dung đánh giá rủi ro cho vay dự án đầu tư
Trên thực tế, trong một số trường hợp, các nội dung trong quy trình đã không được thẩm định, đánh giá một các đầy đủ, chi tiết, có những nội dung không được quan tâm đúng mức trong đánh giá. Có lẽ do xuất phát là một ngân hàng thương mại nên điều mà ngân hàng quan tâm nhất khi đánh giá rủi ro để ra quyết định cho vay là rủi ro về khả năng trả nợ, nguồn trả nợ và thời gian trả nợ. Do đó mà quá trình đánh giá rủi ro DAĐT thường tập trung vào khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của chủ đầu tư, còn các nội dung khác chỉ được đánh giá một cách chung chung, sơ sài. Điều này dẫn đến việc bỏ sót những rủi ro mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng của công tác đánh giá rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định cho vay của DAĐT.
Chủ đầu tư có xu hướng nâng cao mức tổng vốn đầu tư ban đầu để có thể vay được nhiều vốn của Ngân hàng hơn. Tuy nhiên, cán bộ thẩm định gặp khó khăn để đánh giá được chính xác nhu cầu thực sự về vốn đầu tư của dự án do một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù. Bởi vậy, khả năng xảy ra rủi ro dự án về vốn đầu tư không hợp lý khá nhiều.
như các thông tin này dựa vào kinh nghiệm của cán bộ thẩm định, sự so sánh ở thị trường hiện tại và ước tính hay chấp nhận dự toán của chủ đầu tư. Do đó, chủ đầu tư có thể tác động đến kết quả dự án bằng các điều chỉnh của mình.
Về phương pháp đánh giá rủi ro cho vay dự án đầu tư
Đối với từng phương pháp đánh giá rủi ro, ngân hàng có một số hạn chế sau:
Phương pháp nhận diện rủi ro: Ngân hàng chủ yếu sử dụng 2 phương pháp là phương pháp so sánh, đối chiếu và phân tích BCTC để nhận diện rủi ro khách hàng mà chưa chú trọng kết hợp các phương pháp khác như phân tích SWOT, phương pháp checklist để nhận diện rủi ro. Khi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, cán bộ thẩm định chủ yếu so sánh các chỉ tiêu với các tiêu chuẩn định mức, chưa chú trọng so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu với các dự án tương tự.
Phương pháp phân tích rủi ro:
Đối với phân tích rủi ro của khách hàng thông qua mô hình xác định tổn thất ước tính EL, cấu phần LGD mà ngân hàng đang áp dụng còn mang nặng tính chuyên gia, chưa thực sự đo lường LGD dựa trên giá trị tài sản đảm bảo dự kiến của khách hàng; cấu phần PD đôi lúc đưa ra các kết quả chưa thực sự chính xác, xếp hạng kém với các khách hàng tốt. Do vậy, ngân hàng cần không ngừng cải tiến, nâng cấp mô hình ước tính để có thể tính toán, định lượng một cách chính xác nhất có thể rủi ro của khách hàng.
Đối với phân tích rủi ro dự án, ngân hàng đã áp dụng phương pháp định tính ma trận rủi ro để phân tích rủi ro trên nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên những khía cạnh đó mới chỉ được xem xét một cách độc lập, chưa được đánh giá trong tương quan với các khía cạnh khác và tương quan với đánh giá định lượng. Về phương pháp định lượng, ngân hàng mới chỉ áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản để đánh giá. Phân tích rủi ro thông qua phân tích mô phòng là một phương pháp tiên tiến, hiện đại nhưng do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên phương pháp này hiện chưa được áp dụng, triển khai tại ngân hàng. Đối với phương pháp phân tích độ nhạy, mức độ sai lệch về các biến đầu vào trong điều kiện khác nhau, với từng loại dự án khác nhau là khác nhau. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần có sự phân tích, lựa chọn các mức sai lệch một cách linh hoạt
chứ không nên áp dụng cứng nhắc các mức 5%, 10% hay 15%. Điều quan trọng là các cán bộ thẩm định cần phải hiểu tại sao lại cần lựa chọn các mức biến động như vậy.
Về chất lượng nhân sự thực hiện công tác thẩm định và đánh giá rủi ro DAĐT
Chất lượng dịch vụ cung cấp của các cán bộ trong cùng bộ phận thẩm định còn chưa đồng đều, chưa tối đa hiệu suất làm việc, nhất là đối với đánh giá rủi ro cho vay DAĐT là lĩnh vực khó, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức chuyên môn sâu và hiểu biết tình hình kinh tế xã hội rộng và cập nhật.
Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng là lực lượng thực hiện thẩm định khách hàng bước đầu, đa số họ đều là những cán bộ mới vào ngành, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về dự án, về thương trường trong khi khối lượng thẩm định dự án, thẩm định rủi ro là rất lớn và đa dạng trên nhiều lĩnh vực..
Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đánh giá rủi ro nói riêng và công tác thẩm định DAĐT nói chung.
Về thông tin, dữ liệu phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro DAĐT
Mặc dù đã cố gắng trong việc thu thập mọi thông tin về khách hàng và dự án vay vốn bằng nhiều biện pháp thu thập song cơ sở thông tin chủ yếu được dùng trong công tác đánh giá rủi ro cũng như thẩm định DAĐT vẫn dựa trên các tài liệu, hồ sơ mà chủ đầu tư gửi đến và thông tin tín dụng CIC. Trong nhiều trường hợp, các thông tin cán bộ thẩm định nhận được không thực sự khách quan và chính xác bởi vì mục đích để ngân hàng chấp nhận cho vay, chủ đầu tư đã bất chấp quy định, cố tình làm sai lệch số liệu, cung cấp thông tin không đầy đủ và thiếu chính khác nhằm làm khả quan hơn về chủ đầu tư và dự án. Các nguồn thông tin về thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp, tác động của môi trường còn thiếu.
Các thông tin của khách hàng đã có trong khoản vay cũ hoặc thông tin mới cập nhật chưa được số hóa trên một hệ thống chuyên biệt dẫn đến cán bộ thẩm định khó tận dụng được dữ liệu đã có trước đó, mất nhiều thời gian để nhập lại các thông tin. Hiện tại, ngân hàng đang sử dụng hệ thống CRIB là hệ thống chuyên biệt để xếp hạng khách hàng mà chưa có hệ thống khởi tạo khoản vay để hỗ trợ thẩm định và đánh giá rủi ro khoản vay. Điều này dẫn đến, thông tin khách hàng như báo cáo tài
chính… trên hệ thống CRIB có thể không được cập nhật và không phản ánh đúng thực tế khách hàng so với báo cáo thẩm định bản cứng (do quy định xếp hạng khách hàng được sử dụng trong vòng 1 năm), điều này dẫn đến định lượng rủi ro khách hàng có thể thiếu chính xác.
Tổng hợp điểm số bình quân các phiếu điều tra do tác giả thực hiện cho kết quả đánh giá về thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro như bảng sau:
Bảng 3.20 Kết quả phân tích đánh giá về thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro
Chỉ tiêu Điểm bình
quân Ý nghĩa
1. Cán bộ thẩm định có sự chủ động trong việc tìm kiếm và khai
thác nguồn thông tin dự án 3.5 Trung bình
2. Cán bộ thẩm định được cung cấp thông tin một cách đầy đủ 3.52 Trung bình 3. Chất lượng nguồn thông tin đầu vào phục vụ công tác đánh
giá rủi ro 2.63 Chưa tốt
Nhận xét:
Kết quả đánh giá cho thấy mức đánh giá chưa cao ở tất cả các nhận định đưa ra. Trong đó nhận định về Chất lượng nguồn thông tin đầu vào phục vụ công tác đánh giá rủi ro đang ở mức thấp nhất với điểm trung bình 2.63. Thực tế cho thấy, thông tin mà các cán bộ căn cứ để tiến hành thẩm định thường được cung cấp bởi chủ đầu tư của dự án, với các báo cáo tài chính hay thông tin dưới dạng thứ cấp, không có sự thẩm định độ chính xác. Ngoài ra còn có các thông tin của các tổ chức CIC, các tổ chức tài chính và phi tài chính cũng chưa thực sự cập nhật. Bên cạnh đó, đánh giá về việc cán bộ được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, hay sự chủ động của cán bộ trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin mới đạt mức trung bình khá. Do đó, yếu tố nguồn thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro của ngân hàng hiện nay đang thể hiện nhiều vấn để hạn chế.
Về hệ thống trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro DAĐT
Ngân hàng vẫn chưa có một phần mềm chuyên biệt để hỗ trợ công tác thẩm định và đánh giá rủi ro dự án. Phần mềm ECM hiện tại đang được sử dụng chỉ mang
tính chất luân chuyển hồ sơ và lưu trữ hồ sơ theo quy định. Cán bộ thẩm định chủ yếu tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính khách hàng và hiệu quả tài chính dự án bằng phần mềm excel. Với các DAĐT phức tạp thì đây là một trở ngại cho các cán bộ thẩm định.
Bên cạnh đó, việc quản lý lượng hồ sơ vay vốn, tình trạng hồ sơ đang được xử lý và dánh giá rủi ro bởi từng cán bộ thẩm định để phân bổ hợp lý lượng hồ sơ, tránh quá tải chưa được hiệu quả, thiếu công cụ hỗ trợ.
3.4.3. Nguyên nhân
3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, cán bộ thẩm định chưa thực sự đáp ứng tốt cho công tác đánh giá rủi ro. Nhân sự luôn là vấn đề được quan tâm nhiều nhưng với tốc độ phát triển kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng tín dụng nói riêng trong thời gian qua thì số lượng và chất lượng cán bộ thẩm định tại TCB vẫn côn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Thực tế cho thấy cường độ làm việc của các cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ thẩm định nói riêng trong thời gian qua khá căng thẳng cộng thêm với sức ép về thời gian từ phía khách hàng nên nhiều dự án cán bộ thẩm định không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện tất cả các nội dung đánh giá rủi ro mà chỉ lựa chọn những chỉ tiêu và phương pháp đánh giá rủi ro cơ bản nhất phù hợp với dự án. Các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, với các đối tác và các ban ngành hữu quan để tìm hiểu thêm thông tin phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro cũng chưa được thực hiện thường xuyên. Nhân sự biến động liên tục cũng gây khó khăn trong công tác bàn giao, đào tạo để đảm bảo tính đồng đều về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của chuyên viên thẩm định. Mặt khác, ngân hàng cũng chưa có chương trình đào tạo tổng thể về đánh giá rủi ro dự án, việc đào tạo mới chỉ dừng lại ở những chương trình tập huấn và bồi dưỡng trong ngắn hạn hoặc tự đào tạo. Việc kiểm tra tình hình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, công tác thẩm định cho vay DAĐT còn chưa chặt chẽ, chưa chỉ ra hết các sai sót trong quy trình của cán bộ thẩm định và tín dụng.
Thứ hai, nội dung, quy trình và phương pháp đánh giá rủi ro vẫn chưa được hoàn thiện cũng là một hạn chế. Trong đó:
Quy trình đánh giá rủi ro được TCB xây dựng áp dụng với mọi loại dự án, chưa có quy trình cho từng loại dự án thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, cho các nhóm khách hàng trọng tâm khác nhau. Chiếm thời gian dài trong quy trình thực hiện chủ yếu là ở bước chốt nội dung cấu trúc hạn mức đề xuất và các điều kiện kiểm soát giữa cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng cũng như với khách hàng. Nguyên do là do giữa cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định thiếu sự trao đổi ban đầu về thông tin tổng thể khách hàng và cấu trúc hạn mức tín dụng muốn đề xuất. Sự ưu tiên với các hồ sơ khác nhau do cán bộ thẩm định phải xử lý nhiều hồ sơ cùng một lúc cũng là một vấn đề. Bên cạnh đó, các điều kiện tín dụng được đưa ra để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro còn phức tạp, gặp nhiều vướng mắc khi triển khai, cần mất nhiều thời gian đàm phán với khách hàng.
Các nội dung, phương pháp đánh giá rủi ro chưa được quy định chi tiết, tỉ mỉ làm cơ sở cho cán bộ thẩm định có căn cứ tham chiếu, khiến cán bộ thẩm định gặp khó khăn, lúng túng trong đánh giá các rủi ro, đặc biệt đối với những dự án thuộc những lĩnh vực kinh doanh mới. Bên cạnh đó, các nội dung và phương pháp đánh