Chính phủ và các Bộ ngành cần phải có chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài, tránh thay đổi nhiều các văn bản pháp luật cũng như các cơ chế chính sách, đặc biệt là những cơ chế chính sách, các quy định, nghị định liên quan đến hoạt động ngân hàng, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý tài chính, kiểm toán, hạch toán, thuế… Thực hiện ban hành, bổ sung và chỉnh sửa các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến doanh nghiệp nhằm loại bỏ sự mâu thuẫn, sự thiếu đồng bộ trong văn bản quy phạm pháp luật
Nhà nước cần có những quy định mang tính bắt buộc việc thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, thống kê và thông tin báo cáo đối với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt
động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá chính xác mức độ rủi ro của dự án cũng như rủi ro khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập, chú trọng hơn vào kiểm toán độc lập bởi đây là nguồn cung cấp thông tin tương đối chính xác để phục vụ công tác thẩm định và đánh giá rủi ro.
Các bộ chủ quản như Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê…cần hệ thống hóa thông tin liên quan đến lĩnh vực mình quản lý, xây dựng bổ sung hoặc hoàn thiện các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, định mức sản xuất sản phẩm, tiêu chuẩn về môi trường cho từng ngành từng lĩnh vực kinh doanh, làm cơ sở cho các Ngân hàng thương mại trong việc so sánh hiệu quả các chỉ tiêu tính toán.
Cần sửa đổi ban hành các luật và các quy định nhằm xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tín dụng, thẩm định dự án đầu tư nói riêng, đưa ra những khung quy trình về vay vốn, thẩm đinh và đánh giá rủi ro… để tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các ngân hàng có cơ sở pháp lý để xây dựng quy trình riêng của ngân hàng một cách hợp lý, phù hợp hơn.
Nhà nước nên thành lập và phát triển các công ty tư vấn chuyên mua bán thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Chính phủ cần đẩy mạnh việc cải cách hệ thống Tài chính- Ngân hàng theo hướng mềm dẻo hơn, trao quyền độc lập và tự chủ hơn cho khu vực này. Đồng thời quy định rõ các biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp doanh nghiệp vay vốn cung cấp thông tin không chính xác cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần duy trì chính sách kinh tế nhất quán đảm bảo cho môi trường kinh tế ổn định, nhất là dưới tác động của dịch bệnh Covid 19 trong năm 2020 khiến cho nền kinh tế trì trệ kéo dài.