Kiến nghị với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) (Trang 164 - 177)

- Điều đầu tiên đối với các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng là cần cung cấp những thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, không cố tình làm sai lệch thông tin. Không được vì những lợi ích của cá nhân doanh nghiệp mà khai báo sai sự thật về doanh nghiệp hay về dự án đầu tư. Không được lập những dự án giả nhằm vay vốn của Ngân hàng để phục vụ cho những mục đích khác.

- Dự án phải được lập bởi cán bộ/ tổ lập dự án có trình độ chuyên môn vững chắc - Tích cực hợp tác với ngân hàng để trao đổi thông tin, làm rõ các nội dung trong dự án, sớm bổ sung các hồ sơ còn thiếu theo yêu cầu.

- Thực hiện nghiêm túc những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng với Ngân hàng.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở những phân tích ở chương III về thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định cho vay DAĐT tại Techcombank gồm những kết quả đạt được và những mặt hạn chế, tồn tại, chương IV đã đưa ra một số giải pháp dựa trên định hướng hoạt động của ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Techcombank như: giải pháp về hoàn thiện chính sách tín dụng, quy trình, nội dung, phương pháp đánh giá rủi ro, nâng cao năng lực cán bộ nhân viên, cải thiện nguồn thông tin cũng như cơ sở vật chất, hạ tầng và công nghệ.

Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại thì tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Techcombank cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để hoạt động tín dụng nói chung và cho vay DAĐT nói riêng ngày càng phát triển và hiệu quả đòi hỏi công tác thẩm định và đánh giá rủi ro phải ngày càng hoàn thiện hơn, vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là khâu quan trọng giúp cho ngân hàng nhận diện, sàng lọc những khách hàng, dự án tốt, “rủi ro thấp, lợi nhuận cao” để đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Chất lượng công tác đánh giá rủi ro có ý nghĩa quan trọng, cung cấp thông tin hữu ích cho cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.Với mục tiêu hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Techcombank, luận văn đã cố gắng nghiên cứu, tham khảo khá nhiều tài liệu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, hệ thống hóa lý luận về đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định DAĐT tại ngân hàng này và chỉ ra những kết quả cũng như các vấn đề còn tồn tại. Từ đó, đưa ra những nguyên nhân bao gồm cả bên trong và bên ngoài ngân hàng làm cho công tác đánh giá rủi ro cho vay DAĐT chưa hoàn thiện.

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Techcombank, cùng với định hướng phát triển của ngân hàng, luân văn đã đưa ra một số những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất

lượng công tác đánh giá rủi ro tại ngân hàng trong thời gian tới. Trong những giải pháp đưa ra, có những giải pháp Techcombank có thể triển khai ngay, có những giải pháp mang tính đề xuất, cần được nghiên cứu sâu hơn để đề ra chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đến các cấp, cơ quan hữu quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay dự án đầu tư nói riêng tại Techcombank ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Xin trân trọng cảm ơn!

1. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

2. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án đầu tư, NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Mc Kinsey (2015), Tài liệu tư vấn chiến lược cải tiến quy trình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

4. Ngân hàng TMCP Á Châu (2015), Hướng dẫn thẩm định.

5. Ngân hàng TMCP BIDV (2017), Hướng dẫn phân tích tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên 2015. 7. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2015), Quy định về hoạt động phê

duyệt tín dụng.

8. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2015), Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp USME, SME và MSME.

9. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên 2016. 10. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên 2017. 11. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2017), Quy trình xếp hạng tín dụng

nội bộ đối với khách hàng USME, SME và MSME.

12. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2018), Báo cáo thường niên 2018. 13. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2018), Ý kiến thẩm định dự án đầu tư

vay vốn của Công ty Cổ phần đầu tư thương mại quốc tế Mặt trời đỏ.

14. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2019), Báo cáo danh mục định kỳ khối Quản trị rủi ro.

15. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên 2019. 16. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2019), Các tiêu chí nhận diện rủi ro

gian lận và cảnh báo sớm của khách hàng doanh nghiệp.

17. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2019), Hướng dẫn thẩm định chung khách hàng doanh nghiệp.

18. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2020), Báo cáo họp Đại hội cổ đông.

19. Ngô Đức Tiến (2015), Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Học viện tài chính, Hà Nội.

20. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình Lập dự án Đầu Tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

22. Nguyễn Hồng Minh (2013), Quản trị rủi ro trong đầu tư.

23. Nguyễn Thị Bích Vượng (2016), Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (lấy thực tế từ ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam), trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

24. Trần Kiên Nghị (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM – HDBank chi nhánh Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, Vũng Tàu.

B. Tiếng Anh

25. European Commission (2014), Guide to Cost Benefit analysis of Investment Projects, Economic Appraisal tool for Cohesion Policy 2014 – 2020.

26. Gyorgy Walter (2017), The Risk of Project Finance – Based on International and Domestic Experiences, Public Finance Quarterly, 2017/4, p.554-572.

27. John G. Ravis (2019), Risk Analysis Paramount in Project Financing Decisions, Studies in Economics and Finance, 10.1108/SEF-05-2018-0149. 28. OeNB & FMA (2004), Credit Approval Process and Credit Risk Management,

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN

ĐẦU TƯ TẠI TCB Kính chào anh/chị,

Tôi là:

Hiện nay đang là cao học viên khóa 27 tại trường Đại học kinh tế quốc dân. Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định cho vay dự án đầu tư nói riêng tại hệ thống TCB, tôi đang cần thu thập các thông tin đánh giá của anh/chị về các vấn đề liên quan đến đánh giá rủi ro trong thẩm định cho vay DAĐT, bao gồm các nội dung chi tiết được trình bày trong bảng khảo sát dưới đây. Rất mong anh/chị giúp đỡ tôi hoàn thành phiếu điều tra này. Tất cả những thông tin ghi trên phiếu điều tra tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối.

Tôi xin chân thành cảm ơn anh/chị. PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

1. Giới tính của quý anh/chị

... 2. Kinh nghiệm làm việc của quý anh/chị ... 3. Trình độ học vấn của quý anh/chị

... 4. Email

... PHẦN II: VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Xin vui lòng cho biết ý kiến của mình về công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định cho vay DAĐT tại TCB theo từng tiêu chí bằng cách khoanh tròn vào điểm số phù hợp nhất theo nguyên tắc: 5 điểm là điểm số cao nhất (tiêu chí đó đạt chất lượng tốt nhất) và 1 điểm là điểm số thấp nhất (tiêu chí đó kém chất lượng nhất)

1 Sự bố trí cán bộ và phân công công việc hợp lý, tách bạch, rõ ràng, cụ thể

1 2 3 4 5

2 Có sự chuyên môn hóa cao trong công tác đánh giá rủi ro

1 2 3 4 5

3 Sự phối hợp chuyên môn của các bộ phận có liên quan cho công tác đánh giá rủi ro cho vay DAĐT

1 2 3 4 5

Quy trình đánh giá rủi ro trong thẩm định cho vay DAĐT

4 Quy trình đánh giá rủi ro được quy định thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng

1 2 3 4 5

5 Quy trình đánh giá rủi ro được xây dựng một cách khoa học, hợp lý

1 2 3 4 5

Nội dung đánh giá rủi ro cho vay dự án đầu tư

6 Các nội dung, chỉ tiêu được đánh giá hợp lý và đầy đủ

1 2 3 4 5

7 Có các tài liệu hướng dẫn, bộ tiêu chí giúp nhận diện, đánh giá rủi ro một cách cụ thể

1 2 3 4 5

Phương pháp đánh giá rủi ro cho vay dự án đầu tư

8 Phương pháp đánh giá rủi ro được áp dụng mang lại hiệu quả cao

1 2 3 4 5

9 Phương pháp đánh giá rủi ro là hiện đại, mang tính công nghệ cao

1 2 3 4 5

Chất lượng cán bộ thực hiện công tác đánh giá rủi ro

10 Trình độ chuyên môn của các cán bộ chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro cho vay DAĐT tại TCB

1 2 3 4 5

11 Cán bộ thẩm định có đầy đủ kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của dự án

1 2 3 4 5

12 Cán bộ thẩm định thể hiện sự chủ động trong việc rèn luyện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ

1 2 3 4 5

13 Cán bộ thẩm định có đạo đức nghề nghiệp tốt

công tác đánh giá rủi ro là đầy đủ

15 Hệ thống trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác đánh giá rủi ro là hiện đại

1 2 3 4 5

Thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro

16 Cán bộ thẩm định có sự chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác nguồn thông tin dự án

1 2 3 4 5

17 Cán bộ thẩm định được cung cấp thông tin một cách đầy đủ

1 2 3 4 5

18 Chất lượng nguồn thông tin đầu vào phục vụ công tác đánh giá rủi ro

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU

TƯ TẠI TCB A/ Phân tích đặc điểm đối tượng khảo sát

Quy trình và các loại xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, tổ chức tại Techcombank

Sơ đồ 0.9 Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, tổ chức tại Techcombank (Nguồn: Techcombank)

Loại Điểm Đặc điểm Mức độ rủi ro

A1

Loại tối ưu

92,4 – 100 Tình hình tài chính mạnh. Năng lực cao trong quản trị. Hoạt động đạt hiệu quả cao. Triển vọng phát triển lâu dài. Rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh. Đạo đức tín dụng cao.

Thấp nhất

A2

Loại ưu 84,8 –92,3 Khả năng sinh lời tốt.Hoạt động hiệu quả và ổn định Quản trị tốt.

Triển vọng phát triển lâu dài. Đạo đức tín dụng tốt

Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại A1

định.

Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại A2. Quản trị tốt.

Triển vọng phát triển tốt. Đạo đức tín dụng tốt B1

Loại khá 69,6 –77,1 Hoạt động hiệu quả và có triểnvọng trong ngắn hạn. Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế tài chính trong môi trường kinh doanh.

Trung bình

B2

Loại trung bình khá

62 – 69,5 Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn.

Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng xấu bởi những biến động lớn trong hoạt động kinh doanh do sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung

Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn khách hàng loại B1

B3

Loại trung bình

54,4 –

61,9 Khả năng tự chủ tài chính tấp,dòng tiền biến động. Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ. Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải thiện C1

Loại dưới trung bình

46,8 – 54,3

Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động. Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang cố gắng để duy trì khả năng sinh lợi. Năng lực quản lý kém. Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy

C2 Loại xa dưới trung bình 39,2 – 46,7

Hiệu quả hoạt động thấp.

Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày). Năng lực quản lý kém. Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn ngắn hạn C3 Loại yếu kém 31,6 –

39,1 Hiệu quả hoạt động thấp, bị thualỗ, không có triển vọng phục hồi. Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn (dưới 90 ngày). Năng lực quản lý kém.

Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay. D Loại rất yếu kém <31,6 Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém

Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay.

Bảng 0.22 Các loại xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, tổ chức tại TCB (Nguồn: Techcombank)

dụng trong thẩm định dự án đầu tư tại Techcombank Một số kịch bản rủi ro thông thường hay được sử dụng tại TCB như sau: (i) Độ nhạy 02 chiều giá bán và giá mua nguyên liệu chính: Đây là độ nhạy khá phổ biến đối với các dự án sản xuất

% Biến động giá bán % Biến động giá nguyên liệu chính NPV Mức biến động, Ví dụ “-20%” 15% … Mức biến động, Ví dụ “-20%”

Kết quả Kết quả Kết quả -15% Kết quả Kết quả Kết quả

… Kết quả Kết quả Kết quả

(ii) Độ nhạy 01 chiều công suất sản xuất của dự án: Lập bảng độ chạy độ nhạy dựa trên các trường hợp có khả năng xảy ra nhất (gọi là trường hợp bình thường), trường hợp tốt nhất và trường hợp xấu nhất.

Tình huống Tình huống

tốt Bình thường (thường dự án đượclập theo tình huống này) Tìnhhuống xấu

1 2 3

NPV Kết quả Kết quả Kết quả

IRR Kết quả Kết quả Kết quả

(iii) Độ nhạy 01 chiều đánh giá khả năng trả nợ khi các yếu tố khác thay đổi như: lãi suất biến động, tỷ giá biến động đối với các khoản vay bằng ngoại tệ…

Tình huống

lãi suất Khả năng trả nợ

Năm 1 Năm 2 Năm3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 = Lãi suất vay

Ví dụ: 15% 20%

Trường hợp các dự án quy mô lớn, phức tạp, cán bộ thẩm định sử dụng phân tích tình huống Scenario có tính đến mối tương quan giữa các biến đầu vào.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) (Trang 164 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w