vay vốn tại ngân hàng
Ngân hàng đã áp dụng nhiều phương pháp trong đánh giá rủi ro nhằm xác định một cách chính xác nhất các rủi ro có khả năng xảy ra đối với chủ đầu tư và dự án đầu tư. Từ đó, đưa ra được các biện pháp cụ thể để giảm thiểu rủi ro. Cụ thể, ngân hàng đã áp dụng kết hợp cả phương pháp định tính lẫn định lượng để nhận diện và đo lường rủi ro.
Để nhận diện rủi ro, cán bộ thẩm định tại TCB thường áp dụng các phương pháp để nhận diện rủi ro tương ứng với khách hàng, DAĐT và TSĐB như sau:
Bảng 3.13 Các phương pháp để nhận diện rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Techcombank Loại rủi ro Phương pháp áp dụng Rủi ro chủ đầu tư Rủi ro DAĐT Rủi ro tài sản đảm bảo Phương pháp SWOT Phương pháp checklist
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp phân tích BCTC
(Nguồn: Techcombank)
Trong đó, phương pháp so sánh, đối chiếu và phân tích BCTC được áp dụng phổ biến nhất để nhận diện rủi ro khách hàng. Phương pháp phân tích SWOT hầu như chỉ được áp dụng với khoản vay DAĐT của các khách hàng lớn. Phương pháp checklist mới được ngân hàng đưa vào thử nghiệm sử dụng từ giữa năm 2019 với việc xây dựng và hoàn thiện bộ dấu hiệu để nhận diện rủi ro của khách hàng khi thẩm định khoản vay như bộ dấu hiệu nhận diện khách hàng gian lận, bộ dấu hiệu cảnh báo sớm…
Để phân tích rủi ro, thông thường cán bộ thẩm định sẽ sử dụng kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính để đánh giá rủi ro. Với những rủi ro không thể lượng hóa được thì phương pháp đánh giá mà Techcombank vẫn đang sử dụng là
phương pháp định tính xác định ma trận rủi ro. Phương pháp này được thực hiện thông qua hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cung cấp cho chi nhánh. Cán bộ sẽ thực hiện phân loại các rủi ro (Cao, Trung bình và Thấp) dựa trên hai khía cạnh: (1) xác suất rủi ro hiện thực hóa và (2) mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với triển vọng của dự án. Tiếp đó, cán bộ thẩm định chủ yếu tập trung vào các rủi ro cao và trung bình để lượng hóa tác động (nếu có) và đưa ra biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro.
Cụ thể các rủi ro sử dụng phương pháp định tính để đánh giá có thể kể tên là:
- Đánh giá rủi ro về tính pháp lý của dự án, rủi ro về năng lực điều hành, quản lý của chủ đầu tư, rủi ro về mô hình tổ chức- bố trí lao động của dự án, rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro về thị trường thu nhập, thanh toán, rủi ro về cung cấp, rủi ro về môi trường xã hội...của dự án
- Đánh giá rủi ro về tài sản đảm bảo của dự án
Ngoài phương pháp định tính, ngân hàng còn thường xuyên sử dụng phương pháp định lượng để phân tích rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn như sau:
Thứ nhất, để lượng hóa rủi ro chủ đầu tư, ngân hàng áp dụng 02 phương pháp:
(1) Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ để ước tính xác suất vỡ nợ PD
Cán bộ thẩm định thực hiện kiểm soát tính chính xác, phù hợp của các chỉ tiêu định tính và định lượng, các thông tin về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các TCTD đã được chuyên viên tín dụng nhập trên hệ thống xếp hạng CRIB. Hệ thống sẽ tự động tính toán và trả ra kết quả hạng của khách hàng cũng như xác suất vỡ nợ PD. Với khoản vay của khách hàng, EL càng cao tức là rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao. Chi tiết quy trình xếp hạng tín dụng và các mức xếp hạng theo mức độ tại Techcombank Techcombank xếp hạng các khách hàng doanh nghiệp, tổ chức theo 10 mức độ rủi ro từ thấp đến cao như chi tiết tại Phụ lục 02.
(2) Phương pháp ước tính tổn thất dự kiến
Dựa trên kết quả PD có được, cán bộ thẩm định sử dụng công cụ excel đã được Phòng mô hình cung cấp để bổ sung một số nội dung về tài sản đảm bảo dự kiến, khoản vay dự kiến để có kết quả EL dự kiến. Trong 3 yếu tố cấu thành mô hình EL bao gồm PD, LGD, EAD, Techcombank đã và đang cải tiến mô hình chấm điểm tương đối hiệu quả cho mô hình PD và đã tính toán EAD một cách tương đối chính xác. Tuy nhiên, hiện tại mô hình LGD áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp còn đơn giản và chưa thực sự đảm bảo khả năng dự báo, mang nhiều tính chất chuyên gia.
TCB là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ước tính tổn thất dự kiến EL ngay khi thẩm định và phê duyệt khoản vay, áp dụng hiệu quả phương pháp đo lường rủi ro hiện đại IRB theo Basel II. Căn cứ vào kết quả xếp hạng và EL dự kiến,
ngân hàng dự báo được nguy cơ vỡ nợ và từ đó có quyết định cấp tín dụng phù hợp, đồng thời cũng có các quy định để giám sát cho từng loại khoản vay tốt hơn. Bên cạnh đó, khi thước đo EL đã được lượng hóa, ngân hàng đã có cơ sở để xác định lãi suất cho vay theo đúng phương châm “rủi ro cao, lợi nhuận cao; rủi ro thấp, lợi nhuận thấp” qua cơ chế tính giá phần bù rủi ro.
Thứ hai, để lượng hóa rủi ro dự án đầu tư, ngân hàng thường áp dụng 02 phương pháp là phân tích độ nhạy hoặc phân tích kịch bản để xác định lại các chỉ số đánh giá hiệu quả, khả năng trả nợ như NPV, IRR, DSCR, dòng tiền dự án cuối kỳ…thay đổi như thế nào khi các biến đầu vào thay đổi, từ đó tìm ra các nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá mức độ rủi ro của dự án từ các nhân tố này. Việc thực hiện phân tích độ nhạy/ tình huống rủi ro DAĐT được thực hiện với tất cả các hồ sơ vay vốn đầu tư dự án phức tạp, có quy mô lớn giúp cán bộ thẩm định đánh giá được chính xác rủi ro tiềm ẩn khi cho vay DAĐT.
Các thông tin, dữ liệu thông thường để thực hiện phân tích độ nhạy/ phân tích kịch bản khi đánh giá rủi ro DAĐT tại TCB bao gồm:
- Thông tin về các yếu tố tác động đến dự án trong phần thông số dự án
- Lịch sử biến động giá thành phẩm và nguyên vật liệu trong quá khứ (03 năm gần nhất) và dự phóng tương lai
- Khả năng khai thác máy móc thiết bị và khả năng tìm kiếm khách hàng đầu ra
- Lịch sử biến động tỷ giá trong quá khứ và dự kiến tương lai - Các thông tin về biến động lãi suất trên thị trường Việt Nam Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định các yếu tố (các biến dữ liệu) có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu hiệu quả xem xét
Các yếu tố tác động đến các dự án khác nhau là khác nhau. Tùy đặc điểm của từng dự án mà hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố khác nhau. Các biến cần lưu ý như: Giá bán sản phẩm, giá mua NVL chính, biến động sản lượng sản xuất (liên quan đến công suất) và sản lượng tiêu thụ, biến động vốn cố định đầu tư, biến động lãi suất, biến động về tỷ giá ngoại tệ…
Bước 3: Xây dựng kịch bản rủi ro (độ nhạy, tình huống của dự án) khảo sát sự ảnh hưởng khi từng biến thay đổi (tăng hoặc giảm theo một tỉ lệ nhất định, thông thường là 5%,10% hoặc 15%) của các chỉ số đánh giá hiệu quả, khả năng trả nợ như NPV, IRR, DSCR…
Bước 4: Rút ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả. Từ đó biết được chỉ tiêu hiệu quả nhạy cảm với yếu tố nào nhất và lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của chúng.
Nếu có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra đối với dự án (như vượt tổng mức vốn đầu tư, công suất giảm, giá đầu vào tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giảm...) mà dự án vẫn đạt được hiệu quả thì dự án đó được coi là đạt hiệu quả vững chắc về mặt tài chính.
Tổng hợp điểm số bình quân các phiếu điều tra (chi tiết như Phụ lục 1)do tác giả thực hiện cho kết quả đánh giá về phương pháp đánh giá rủi ro cho vay dự án đầu tư như bảng sau:
Bảng 3.14 Kết quả phân tích đánh giá về phương pháp đánh giá rủi ro cho vay dự án đầu tư
Chỉ tiêu Điểm bình
quân Ý nghĩa
1. Phương pháp đánh giá rủi ro là hiện đại, mang tính
công nghệ cao 3.67 Trung bình
2. Phương pháp đánh giá rủi ro được áp dụng mang lại
hiệu quả cao 3.75 Trung bình
Nhận xét:
Kết quả đánh giá cho thấy mức đánh giá trung bình khá về nội dung phương pháp rủi ro cho vay dự án đầu tư thể hiện ở việc cán bộ được khảo sát đánh giá khá cao về phương pháp đánh giá rủi ro mà ngân hàng đang áp dụng kể cả và tính hiện đại, cập nhật so với thông lệ quốc tế và tính hiệu quả trong đánh giá được rủi ro, ra quyết định cho vay đúng đắn với mức điểm bình quân là 3.67 và 3.75.