thương mại Kỹ thương Việt Nam
nghiệp (dự án đầu tư mới hoặc dự án nâng cấp, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh). Đối tượng vay vốn chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Trong đó, TCB chia các dự án đầu tư vay vốn ra làm 2 loại:
- Dự án đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh như: mua tài sản cố định để phục vụ nhu cầu vận tải người, hàng hóa của chính doanh nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ vận tải, các dự án sửa chữa, mua sắm tài sản cố định… có thời gian vay vốn không quá 60 tháng, quy mô thường từ XXX tỷ đồng trở xuống. Tỷ trọng của các dự án đầu tư quy mô nhỏ trong tổng danh mục cho vay dự án đầu tư của ngân hàng là khoảng 20-25%.
- Dự án đầu tư quy mô, giá trị lớn, chiếm từ 75 – 80% danh mục cho vay DAĐT của ngân hàng, đa phần thường là các dự án đầu tư công trình xây dựng; đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp (tập trung vào các ngành công nghiệp như điện, thép, nhựa…), thời gian vay vốn lớn hơn 60 tháng, quy mô trung bình khoảng 150 – 200 tỷ đồng/khoản vay.
Nhìn chung, các dự án đầu tư đều có mức độ rủi ro khá cao. Do thời gian dự án đầu tư kéo dài dẫn tới khả năng hoàn thành các mục tiêu của dự án bị ảnh hưởng từ nhiều sự kiện khác nhau và do đó, xác suất khoản vay gặp rủi ro càng lớn. Tính rủi ro của các khoản cho vay DAĐT còn thể hiện: tài sản đảm bảo cho các khoản vay DAĐT thường là tài sản hình thành trong tương lai từ dự án/ quyền sử dụng đất tại vị trí dự án, đây là những tài sản có tính thanh khoản kém, khó có thể chuyển nhượng hay thế chấp được. Do đó, việc ngân hàng đồng ý cho vay đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro trong suốt thời hạn tín dụng cam kết trên hợp đồng.
Ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn:
Các khoản vay dự án đầu tư đều có quy mô lớn, rủi ro cao. Chính vì vậy, các hồ sơ vay vốn DAĐT đều cần thực hiện tái thẩm định, đánh giá rủi ro và phê duyệt tại Hội sở chính. Chính từ đặc điểm các khoản cho vay DAĐT tương đối phức tạp, liên quan nhiều đến các điều kiện diễn biến kinh tế trong tương lai, quá trình đánh giá rủi ro cũng cần thực hiện nhiều công đoạn và được nhận diện, phân tích rủi ro
kỹ lưỡng hơn so với các khoản vay thông thường. Chẳng hạn: Theo quy định của TCB, tất cả các DAĐT quy mô, giá trị lớn (quy mô từ XXX tỷ đồng trở lên) đều cần phải thực hiện phân tích độ nhạy với dòng tiền dự án và phân tích SWOT để đánh giá các rủi ro định tính và đưa ra các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát rủi ro. Công tác đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định các dự án vay vốn ở Techcombank luôn được quan tâm, chú trọng, giúp ngân hàng đạt được những chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn và nợ khó đòi, hạn chế những rủi ro xảy đến với ngân hàng.
3.2.2. Quy trình đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án vay vốntại Ngân hàng thương mại Kỹ thương Việt Nam tại Ngân hàng thương mại Kỹ thương Việt Nam
3.2.2.1. Cơ chế phân cấp thẩm quyền đánh giá rủi ro và phê duyệt các khoản vay dự án đầu tư
Techcombank đã tiến hành phân cấp trong việc tổ chức thẩm định và đánh giá rủi ro giữa các đơn vị kinh doanh và hội sở. Trong đó, trước tiên, cán bộ tín dụng tại chi nhánh thực hiện thẩm định trực tiếp và đánh giá sơ bộ rủi ro của khoản vay. Sau đó, cán bộ thẩm định tại Hội sở chính (phòng QTRR khách hàng doanh nghiệp) sẽ thực hiện tái thẩm định, đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro. Điều này đã phần nào hạn chế được những rủi ro về đạo đức nghề nghiệp khi mà cán bộ thẩm định thông đồng với khách hàng cố ý làm sai lệch kết quả đánh giá về dự án,
Do tính chất quy mô khoản vay lớn, 100% các khoản vay dự án đầu tư tại Techcombank đều bắt buộc cần phải được tái thẩm định và đánh giá rủi ro tại Hội sở chính. Hay có thể nói, ý kiến đánh giá rủi ro của phòng QTRR khách hàng doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc của các quyết định cho vay DAĐT. Thông thường, hạn mức cho vay cấp cho khách hàng đều căn cứ trên mức hạn mức đề nghị sau khi đánh giá độc lập hồ sơ vay vốn DAĐT của cán bộ thẩm định tại bộ phận quản trị rủi ro. Việc thực hiện mô hình tái thẩm định nhằm kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện tín dụng, là bước tiếp nối để bảo đảm được sự an toàn của khoản vay, đồng thời có thể tiên lượng và đánh giá sát thực tế hơn các rủi ro xảy ra mà trong quá
trình thẩm định chưa thể dự phòng hết các tình huống tương lai và kịp thời điểu chỉnh, xử lý đúng mức theo các yêu cầu tín dụng và điều hành thực tế của ngân hàng. Đặc biệt, với các khoản vay dự án là các khoản vay có giá trị lớn, tài sản đảm bảo chưa thực sự tốt và có nhiều sự chi phối, khả năng rủi ro của dự án tập trung vào yếu tố rủi ro về chính sách, thị trường và kinh tế vĩ mô.
Sau khi được đánh giá độc lập bởi phòng thẩm định tại Hội sở chính, các khoản vay DAĐT sẽ được phê duyệt tập trung bởi chuyên gia phê duyệt độc lập hoặc bởi Hội đồng tín dụng tùy thuộc vào hạn mức khoản vay. Cụ thể như sau:
Bảng 3.8 Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại TCB
Hạn mức cấp tối đa tương ứng với mỗi cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng
Chuyên gia phê duyệt độc lập cấp Hội đồng tín dụng
D C B3 B2 B1 A3 A2 A1 HĐTD miền HĐTD cao cấp <500 triệu VN D 500 triệu – 1 tỷ VN 1 tỷ – 5 tỷ VND 5 tỷ – 10 tỷ VND 10 tỷ – 20 tỷ VND 20 tỷ – 50 tỷ VND 50 tỷ – 70 tỷ VND 70 tỷ – 100 tỷ VND 100 tỷ – 150 tỷ VND > 150 tỷ VND
(Đối với các khoản vay có giá trị > 300 tỷ VND cần có phê duyệt của Chủ tịch Hội đồng quản trị)
(Nguồn: Quy định về hoạt động phê duyệt tín dụng Techcombank)
Để đảm bảo kiểm soát được rủi ro, Techcombank áp dụng mô hình phê duyệt tập trung tại Hội sở và hầu hết các khoản vay cấp hạn mức đều phải trình phê duyệt các chuyên gia phê duyệt độc lập tại Khối QTRR là các chuyên gia phê duyệt cấp B trở lên (Chuyên gia phê duyệt tại chi nhánh chỉ được phê duyệt khoản hạn mức mới có giá trị nhỏ hơn 500 triệu VND hoặc phê duyệt giải ngân khoản vay). Thẩm quyền của bộ phận QTRR còn thể hiện ở việc tham gia vào Hội đồng tín dụng. Mọi cấp Hội đồng tín dụng đều phải có thành viên từ khối QTRR. Số thành viên rủi ro phải chiếm ½ thành viên hội đồng tín dụng. Chủ tọa phiên họp Hội đồng bắt buộc là chuyên gia phê duyệt thuộc khối QTRR và ý kiến của chuyên gia phê duyệt khối
QTRR có ảnh hưởng mạnh hơn. Chẳng hạn, trong trường hợp có sự bất đồng với số lượng 50:50, thì ý kiến của bộ phận rủi ro là ý kiến cuối cùng.
Đối với khoản vay từ chối thì phải được quyết định ít nhất bởi 2 cấp phê duyệt, đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Tác giả đã thực hiện điều tra thực tế tới từng cán bộ thẩm định và lãnh đạo đơn vị tại Khối quản trị rủi ro cũng như tại chi nhánh toàn hệ thống trong giai đoạn từ tháng 03-07/2020, chi tiết phiếu điều tra như Phụ lục 1. Trong đó, số phiếu khảo sát cán bộ quản lý tại Hội sở và chi nhánh là 80 phiếu, số phiếu khảo sát cán bộ thẩm định DAĐT tại Hội sở là 70 phiếu và số phiếu khảo sát cán bộ tín dụng tại chi nhánh là 100 phiếu. Từ những phiếu khảo sát này, tác giả đã xử lý số liệu phục vụ các phân tích trong kết quả nghiên cứu. Tổng hợp điểm số bình quân các phiếu điều tra do tác giả thực hiện cho kết quả đánh giá về tổ chức hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định DAĐT như bảng sau:
Bảng 3.9 Kết quả phân tích đánh giá về tổ chức hoạt động đánh giá rủi ro trong thẩm định DAĐT
Chỉ tiêu Điểm bìnhquân Ý nghĩa
1. Sự bố trí cán bộ và phân công công việc hợp lý, tách
bạch, rõ ràng, cụ thể 3.75 Trung bình
2. Có sự chuyên môn hóa cao trong công tác đánh giá rủi
ro 3.64 Trung bình
3. Sự phối hợp chuyên môn của các bộ phận có liên quan
cho công tác đánh giá rủi ro cho vay DAĐT 4.27 Tốt
Nhận xét:
Kết quả đánh giá cho thấy mức đánh giá cao thể hiện ở vấn đề sự phối hợp giữa các cán bộ chuyên trách phục vụ công tác đánh giá rủi ro là tốt, với mức điểm 4.27. Tiếp theo là sự bố trí và phân công công việc cũng được đánh giá tương đối hợp lý, tách bạch với mức điểm 3.75. Vấn đề về tính chuyên môn hóa trong công việc đang được đánh giá ở mức trung bình với mức điểm 3.64. Thực tế là ngân hàng đã tổ chức các nhóm thẩm định theo từng ngành, lĩnh vực kinh tế để nâng cao mức độ chuyên môn hóa với mỗi nhóm sẽ đảm nhiệm khoảng 2-3 nhóm ngành do số
lượng nhân sự có giới hạn.
3.2.2.2. Bộ máy nhân sự thực hiện công tác đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn
Như đã đề cập, công tác đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn bao gồm hai đối tượng chính liên quan: cán bộ thẩm định tại Hội sở chính và cán bộ tín dụng tại các chi nhánh. Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro đạo đức trong quá trình đánh giá rủi ro và ra quyết định tín dụng, ngân hàng cũng áp dụng nguyên tắc “bốn mắt” (four eye principle), mỗi khâu thẩm định tại chi nhánh và tái thẩm định tại Hội sở đều được kiểm soát bởi cấp quản lý như: Giám đốc thẩm định rủi ro ngành, Giám đốc thẩm định rủi ro khu vực tại Hội sở chính và Giám đốc trung tâm KHDN tại chi nhánh.
Tại Hội sở chính, cơ cấu nhân sự thực hiện công tác đánh giá rủi ro như sau:
Bảng 3.10 Cơ cấu nhân sự thực hiện công tác đánh giá rủi ro tại TCB
Cơ cấu nhân sự phục vụ nhóm khách hàng Chuyên viên Chuyên viên cao cấp Giám đốc thẩm định rủi ro ngành/khu vực Tổng KHDN vừa và nhỏ 18 18 9 45 KHDN lớn và định chế tài chính 2 8 5 15 Tổng 20 26 14 60 (Nguồn: Techcombank)
Ngân hàng đã tổ chức các nhóm thẩm định theo từng ngành, lĩnh vực kinh tế để nâng cao mức độ chuyên môn hóa với mỗi nhóm sẽ đảm nhiệm khoảng 2-3 nhóm ngành do số lượng nhân sự có giới hạn. Thông thường, tùy theo mức độ phức tạp của mỗi dự án mà việc thẩm định được phân công cho 1 đến 3 cán bộ phối hợp thực hiện (với các dự án phức tạp bắt buộc phải có giám đốc ngành thực hiện kiểm soát). Việc bố trí như vậy là hợp lý, một mặt đảm bảo yêu cầu của công việc đánh giá rủi ro, đảm bảo sự kiểm soát của cấp quản lý, mặt khác đảm bảo tính chuyên môn hóa trong công việc mà lại phát huy được trí tuệ tập thể và khả năng làm việc theo nhóm của các cán bộ, qua đó đảm bảo được sự khách quan của kết quả thẩm định.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ thẩm định, tái thẩm định của TCB có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu kiến thức chuyên môn, kiến thức kinh tế thị trường, tài chính, ngân hàng, có thâm niên và kinh nghiệm lâu dài. Điều đó giúp cho việc tác nghiệp cũng như tiếp thu kiến thức, kỹ năng đào tạo về thẩm định cho vay DAĐT có nhiều thuận lợi.
Tổng hợp điểm số bình quân các phiếu điều tra (chi tiết như Phụ lục 1) do tác giả thực hiện cho kết quả đánh giá về chất lượng cán bộ thực hiện công tác đánh giá rủi ro như bảng sau:
Bảng 3.11 Kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cán bộ thực hiện công tác đánh giá rủi ro
Chỉ tiêu Điểm bình quân Ý nghĩa
1. Trình độ chuyên môn của các cán bộ chịu trách
nhiệm đánh giá rủi ro cho vay DAĐT tại TCB 4.1 Tốt 2. Cán bộ thẩm định có đầy đủ kỹ năng thu thập và xử
lý thông tin của dự án 3.45
Trung bình 3. Cán bộ thẩm định thể hiện sự chủ động trong việc
rèn luyện nâng cao kỹ năng nghiệp vụ 3.32
Trung bình 4. Cán bộ thẩm định có đạo đức nghề nghiệp tốt 4.61 Rất tốt
Nhận xét: Kết quả đánh giá cho thấy, mức điểm cao được dành cho đánh giá về đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn. Mức đánh giá khá tốt dành cho các nhận định về kỹ năng xử lý thu thập thông tin với mức điểm 3.45. Mức điểm thấp nhất dành cho sự chủ động trong việc rèn luyện nâng cao kỹ năng, với mức điểm 3.32. Qua đây có thể thấy, đang chưa có sự đồng tình về việc các cán bộ thẩm định quan tâm, chủ động trong việc học tập, nghiên cứu rèn luyện thêm các kỹ năng phục vụ công việc. Hơn thế nữa là vấn đề về kỹ năng xử lý thông tin của nhân viên còn có những điểm hạn chế, mà với đặc thù công việc đánh giá rủi ro cần xử lý thông tin của dự án thì vấn đề này sẽ gây ra những điểm hạn chế trong kết quả đánh giá rủi ro của dự án.
3.2.2.3. Quy trình đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án vay vốn
qua các bước chính sau:
Sơ đồ 3.5 Quy trình thẩm định và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Techcombank
(Nguồn: Techcombank)
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ.
Chuyên viên khách hàng (CVKH) tại chi nhánh tiếp thị, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
Khi một khách hàng nào đó có nhu cầu vay vốn đầu tư dự án tại TCB, thì CVKH của BBC sẽ tiếp nhận nhu cầu tín dụng đó, trực tiếp trao đổi với khách hàng để xác định các nội dung: tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc
hoạt động, vị thế trong ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh.
Cụ thể trong giai đoạn này, CVKH xác định xem: Liệu dự án, phương án sắp được ngân hàng tài trợ có nằm trong phạm vi và khả năng của khách hàng hay không. Đề xuất cấp tín dụng có phù hợp với chiến lược của TCB hay không? Nếu phù hợp, CVKH sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ pháp lý phù hợp.
Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ và xác thực của hồ sơ khách hàng
Sau khi thu thập hồ sơ do khách hàng cung cấp, CVKH thực hiện kiểm tra các thông tin, tài liệu thu thập được về tính đầy đủ, tính hợp lệ, hợp pháp, tính chân thực, tính nhất quán của thông tin, tài liệu. CVKH có trách nhiệm đối chiều chi tiết giữa bản gốc và bản sao y do khách hàng cung cấp trước khi ký nhận hồ sơ với khách hàng
Bước 3: Kiểm tra điều kiện KH với các tiêu chí loại bỏ (Knock Out – KO) và Danh sách cảnh báo
- Đối chiếu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng với các thông tin trên bảng tiêu chí loại bỏ. Trường hợp khách hàng vi phạm một trong các tiêu chí