trong thẩm định dự án đầu tư
Nhân sự luôn là yếu tố trung tâm, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng công tác thẩm định dự án cũng như chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn. Do đó để nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro, trước tiên phải nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thẩm định. Ngân hàng cần có những chiến lược dài hạn về nguồn nhân lực với yêu cầu và mục tiêu phát triển rõ ràng đảm bảo cán bộ thẩm định vừa có kiến thức chuyên môn tốt vừa có đạo đức nghề nghiệp.
Một số giải pháp cần được chú ý như sau:
Về số lượng: Hiện tại, cán bộ nhân viên làm việc tại Techcombank đều là những người có trình độ khá cao, tuy nhiên, sự biến động nhân sự liên tục đặt ra bài toán cho ngân hàng cần phải luôn tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực mới đủ trình độ để đáp ứng công việc. Trong thời gian tới ngân hàng nên thực hiện bổ sung, tuyển mới những người có sự kết hợp hài hòa giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức vào làm việc.
Về chất lượng:
Thứ nhất, ngân hàng cần không ngừng chú trọng đầu tư vào công tác đào tạo, đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm cải thiện và nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định với các kiến thức về tài chính, pháp luật, phân tích rủi ro, phân tích thị trường/ngành, ngoại ngữ, áp dụng khoa học công nghệ… Ngân hàng cần xây dựng được khung năng lực chuẩn cho cán bộ thẩm định, đưa ra chương trình đào tạo chuyên sâu và cập nhật tương ứng với từng vị trí cán bộ thẩm định (chuyên viên/ chuyên viên cao cấp/ trưởng nhóm/ giám đốc). Bên cạnh đó, ngân hàng cần tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước, các cán bộ giàu kinh nghiệm để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm làm việc, khắc phục khoảng cách chênh lệch về trình độ cũng như kinh nghiệm trong cả hệ thống. Ngoài ra, ngân hàng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ tín dụng để có kế hoạch bồi dưỡng cho các cán bộ chưa nắm vững về nghiệp vụ hoặc có thể chuyển họ sang công tác ở các vị trí thích hợp hơn.
nghề nghiệp của cán bộ thẩm định, giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án, thẩm định rủi ro, đồng thời có ý thức tự giác, trung thực và tinh thần trách nhiệm với công việc.
Thứ ba, ngân hàng cần có cơ chế đãi ngộ thỏa đáng và công bằng. Với những cán bộ nỗ lực, đạt hiệu quả cao trong công việc, ngân hàng cần có sự khen thưởng kịp thời để khuyến khích, động viên. Kiên quyết điều chuyển những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ chức. Với những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, có hành vi tiêu cực trong công việc, ngân hàng phải xử lý nghiêm minh, có như vậy, chất lượng công tác thẩm định nói chung và chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng của Ngân hàng mới được đảm bảo và ngày càng hoàn thiện đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải theo dõi, cân nhắc, lựa chọn và đề bạt những cán bộ có năng lực, có mục tiêu phấn đấu, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc lên những vị trí cao hơn.