Các bước thực hiện

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 25 - 27)

Bước1: Làm quen và khởi động

• Làm quen với học viên. Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung bài học. • Giảng viên có thể dẫn đề bằng cách kể về các sự kiện thiên tai bão và lũ xảy ra trong tháng 9 và 11 năm 2009 ở miền Trung và Tây Nguyên đã gây thiệt hại lớn về nhân mạng và tài sản; và hỏi học viên có nghĩ rằng “mất rừng chính là nguyên nhân gây ra lũ và lụt nặng như vậy không?”. Giảng viên ghi nhận tất cả mọi ý kiến học viên lên bảng/giấy Ao (bất kể ý kiến trái chiều nhau).

Bước 2: Giới thiệu xu hướng suy giảm ĐDSH ở Việt Nam

• Sử dụng bài trình bày kết hợp hình ảnh, giới thiệu cho học viên hiện trạng và xu hướng thay đổi của các thành phần ĐDSH của Việt Nam hoặc địa phương với các nội dung như:

 Diện tích rừng tự nhiên suy giảm, chất lượng rừng giảm, nhưng độ che phủ đã tăng trong những năm gần đây nhờ trồng rừng mới;

 Hệ sinh thái đất ngập nước đang bị suy thoái và xâm chiếm  Hệ sinh thái biển đang bị suy thoái nghiêm trọng

 Số lượng các loài bị đe doạ ngày càng tăng lên

 Một số loài có nguy cơ bị “tuyệt chủng” ngoài thiên nhiên ở Việt Nam  Nhiều loài vật nuôi, cây trồng bản địa quý hiếm đang dần bị biến mất  Sự xâm nhập của các loài ngoại lai có xu hướng tăng lên

• Thảo luận chung: giảng viên giải thích hoặc trả lời các câu hỏi của học viên về nội dung trình bày; đồng thời yêu cầu học sinh liên hệ xu hướng suy giảm ĐDSH của Việt Nam trong điều kiện địa phương (tương tự/khác,..)

Bước 3: Thảo luận nguyên nhân và hậu quả của suy thoái ĐDSH ở Việt Nam

Giảng viên có thể sử dụng một trong ba cách thực hiện như sau:

• Cách 1: Giảng viên sử dụng bài trình bày kèm hình ảnh để thuyết trình về nguyên nhân và hậu quả của suy thoái ĐDSH ở Việt Nam; sau đó trả lời các câu hỏi của học viên.

• Cách 2: Thảo luận chung - giảng viên đặt các câu hỏi cụ thể về nguyên nhân suy thoái của các thành phần ĐDSH; sau đó viết lên bảng/giấy Ao liệt kê và nhóm các nguyên nhân trực tiếp-gián tiếp dựa trên ý kiến của học viên. Tiếp tục thảo luận cùng học viên về hậu quả của sự suy thoái từng thành phần ĐDSH. Diễn giải lại kết quả thảo luận chung qua bài trình bày kèm hình ảnh (đã chuẩn bị sẵn).

• Cách 3: Giảng viên hướng dẫn học viên sử dụng công cụ phân tích Cây vấn đề (phân tích logic) qua trình diễn mẫu. Sau đó, chia học viên thành các nhóm nhỏ 4-6 người/nhóm; mỗi nhóm được phát giấy Ao và bút dạ. Yêu cầu mỗi nhóm chọn một chủ đề suy thoái ĐDSH (ví dụ: rừng tự nhiên suy giảm/ đất ngập nước bị xâm lấn/ hệ sinh thái biển bị suy thoái,…) và cùng thảo luận và viết lên giấy Ao trình diễn mô hình logic về nguyên nhân trực tiếp-gián tiếp và hậu quả của suy thoái ĐDSH. Kết thúc thảo luận, mỗi nhóm cử một đại diện trình bày kết quả làm việc nhóm. Giảng viên hướng dẫn các nhóm còn lại góp ý, bình luận cho các bài trình bày.

Bước 4: Kết luận: con người gánh chịu hậu quả và trách nhiệm cho mọi nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH

• Dựa trên kết quả thảo luận về nguyên nhân trực tiếp và sâu xa cũng như hậu quả, giảng viên hướng dẫn học viên chỉ rõ con người là chủ thể của các hành vi gây suy thoái ĐDSH và cũng là nạn nhân gánh chịu hậu quả.

• Gợi ý học viên xác định các nhóm xã hội phải gánh chịu trách nhiệm chính cho các hành vi tiêu cực (theo một trường hợp cụ thể)

• Củng cố bài học bằng trình bày một tình huống điển hình như phá rừng gây lũ lụt chết người ở miền Trung (2009) hoặc trường hợp giữ rừng ngập mặn giúp giảm tác hại do sóng thần gây ra ở Thái Lan, Indonesia,..

6. Thông tin cơ sở và tài liệu tham khảo6.1. Thông tin cơ sở

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)