- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)
d. Thị trường và mức độ tiêu thụ động vật hoang dã trái phép ngày càng phát triển
phát triển
Theo số liệu của Cục Kiểm lâm, từ năm 1997 đến năm 2000, cả nước đã xảy ra 181.253 vụ khai thác, vận chuyển động, thực vật hoang dã trái phép đã được lập biên bản, với khối lượng khoảng 250 tấn động, thực vật hoang dã các loại. Ngoài việc thả trở lại tự nhiên một số động vật khoẻ mạnh và quý, hiếm, phần chủ yếu là tịch thu, xử phạt hành chính, bán hoá giá, nộp vào ngân sách nhà nước khoảng 310 tỷ đồng.
Động vật hoang dã được thu mua gom trong dân, thông qua các gian thương, tập kết tại một chỗ bí mật, khi đủ số lượng thì vận chuyển. Phương tiện vận chuyển rất đa dạng: đường bộ, đường sắt (ôtô, tàu hoả, xe máy), đường thủy (tàu, thuyền), đường hàng không (máy bay) và cuối cùng là mang vác bộ qua đường biên hoặc đưa vào các thành phố, thị xã để bán cho các nhà hàng “đặc sản”. Bọn lâm tặc thường sử dụng những xe đặc chủng (xe đông lạnh, xe côngtenơ, xe chở xăng dầu, xe chở phạm nhân, xe taxi, xe mang biển số giả công an, quân đội), thậm chí cả xe đám tang giả, đám cưới giả. Có trường hợp chúng sử dụng xe 4 chỗ loại đắt tiền, mang biển số của các cơ quan Trung ương để tránh kiểm tra, kiểm soát.
Xe chở khách thường đóng hai lớp để giấu hàng. Kẻ buôn lậu còn tìm hiểu, nắm chắc quân số, giờ giấc hoạt động, tính tình từng cán bộ nhân viên làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát ở các đồn, trạm. Hàng lậu được vận chuyển lẫn lộn với hàng hoá thông thường, ướp đá (lớp trên là cá), hoặc chia nhỏ hàng ra, tán xương thành bột, sấy và ép khô (khỉ ở Phong Nha). Những kẻ buôn lậu thường giấu mặt, chúng thuê người mang vác hoặc vận chuyển bằng các phương tiện giao thông khác, chỉ đạo điều hành từ xa bằng điện thoại di động, nên khi bị bắt, thường chỉ xử lý được những “người làm thuê” này. Nguồn hàng hoá động vật hoang dã có xuất xứ từ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 50 - 60%, số còn lại có nguồn gốc từ Lào hoặc Campuchia là: cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis), rắn ráo trâu (Ptyas mucosus), rắn ráo thường (Ptyas korros), rắn sọc dưa (Elaphe radiata), tê tê (Manis pentadactyla, M. javanica), kỳ đà (Varanus salvator, V. bengalensis), gấu chó (ursus malayanus), gấu ngựa (u. thibethanus), khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), hổ và các sản phẩm từ hổ (Panthera tigris) và một số loài chim cảnh.
Tổng doanh thu hàng năm do hiện tượng buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã mang lại ước tính 66,5 triệu uSD trong đó 21 triệu uSD tiền lãi. Số tiền lãi do buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp lớn hơn 31 lần so với ngân sách của các cơ quan chức năng và các tổ chức bảo tồn quốc tế đầu tư cho giám sát, bảo tồn động vật hoang dã hàng năm. Số lãi này lớn gấp khoảng 3,2 lần tổng ngân sách của Nhà nước dành cho ngành kiểm lâm và gấp 4 lần so với số tiền phạt mà các ngành chức năng bắt giữ được.
Tổng doanh thu ước tính do buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp lớn gấp 12 lần tổng doanh
thu do buôn bán hợp pháp động vật hoang dã đem lại (5,2 triệu uSD, năm 2000). Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, số lượng động vật sống và thịt tiêu thụ nội địa và qua biên giới bị phát hiện bắt giữ bình quân từ năm 1997 đến năm 2002 mới chỉ bằng 3,1% so với
Theo tài liệu của Công ước CITES: “Trong số các loại hàng hoá buôn lậu, giá trị các loài động, thực vật hoang dã buôn bán bất hợp pháp thuộc loại cao nhất, sau ma tuý”.
Chính vì thế, những kẻ buôn lậu đã sử dụng ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi và quyết liệt hơn, nhất là từ đầu những năm 1990 đến nay, đất nước chuyển sang thời kỳ kinh tế thị trường, việc buôn bán động, thực vật hoang dã có chiều hướng gia tăng, có lúc, có nơi xảy ra rất nghiêm trọng, không kiểm soát được.