- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)
2. Thời gian thực hiện: 90-120 phút 3 Giáo cụ / phương tiện hỗ trợ:
3. Giáo cụ / phương tiện hỗ trợ:
x Máy tính + máy
chiếu LCD Thẻ màu + bảng ghim x Tờ rơi + sách nhỏ
Giấy Ao + bút dạ x Phim ngắn Băng dính + hồ dán
x Bảng viết x Tranh/ảnh
Ghi chú:
• Giảng viên nên chuẩn bị bài trình bày (PowerPoint Presentation) nếu phương tiện nơi tập huấn cho phép (máy tính xách tay + máy chiếu LCD).
• Có thể cung cấp tài liệu tờ rơi hoặc chiếu phim phóng sự về các chủ đề đánh đổi giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế như (1) phá rừng ngập mặn nuôi tôm; (2) xây dựng hồ chứa và đập thủy điện trong khu bảo tồn; (3) biến đổi khí hậu và sinh vật lạ xâm lấn; (4) chuyển đổi rừng nghèo thành rừng cao su; (5) khai thác khoáng sản và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn; (6) cho thuê rừng và phát triển du lịch;…
4. Các phương pháp thực hiện chính:
Thuyết trình x Thảo luận chung Đóng vai
x Thuyết trình kèm
hình ảnh x Thảo luận nhóm nhỏ Bài tập cá nhân/nhóm
Điền dã/ngoại
nghiệp x Trình bày tình huống
5. Các bước thực hiện
Bước 1: Làm quen và khởi động
• Làm quen với học viên. Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung bài học. • Khởi động qua thảo luận chung về chủ đề “A là xã nghèo. Lãnh đạo xã đồng ý cho các hộ nghèo nhất chặt vùng rừng đầu suối của xã để làm nương và trồng cà-phê. Nên hay không nên? Tại sao?”. Giảng viên thu nhập ý kiến của học viên theo hai nhóm “nên” và “không nên” và cố gắng thảo luận đưa đến giải pháp cân bằng nhất.
Bước 2: Thách thức bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam
• Giảng viên thảo luận cùng học viên, sau đó thuyết trình kèm số liệu và hình ảnh để làm rõ các thách thức, rào cản đối với công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam với một số nội dung như sau:
Dân số tiếp tục tăng nhanh: biểu đồ dân số tăng hàng năm của cả nước, khu vực nông thôn, thành thị, các vùng địa lý-sinh thái. Làm rõ nhận định: khu vực giàu tài nguyên ĐDSH nhất ở Việt Nam có tỷ lệ tăng dân số cao nhất (?)
Tỷ lệ nghèo và tái nghèo có xu hướng tăng trở lại, nhất là khu vực vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa nơi có tài nguyên ĐDSH giàu có nhất. Đối chiếu thông tin ĐDSH ở 62 huyện được xác định là nghèo nhất của Chính phủ Việt Nam (Chương trình 135 giai đoạn 2)
Diện tích rừng tự nhiên ngày càng suy giảm, tác động của biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng, thiên tai xảy ra ngày càng nhiều với tần suất và cường độ cao hơn, nhất là ở những vùng được xem giàu có ĐDSH (miền Trung, Tây Nguyên,…)
Thị trường và mức độ tiêu thụ động vật hoang dã phi pháp ngày càng phát triển. Tham khảo báo cáo đánh giá nhận thức công chúng và báo chí về tiêu thụ ĐVHD của TRAFFIC, WCS, ENV và PanNature công bố từ 2007-2009.
Thảo luận với học viên về “tham nhũng có phải là nguyên nhân dẫn đến ĐDSH bị suy giảm hay không?”
Bước 3: Thảo luận về vấn đề đánh đổi giữa phát triển kinh tế và bảo tồn ĐDSH
• Giảng viên có thể thuyết trình hoặc chia học viên thành các nhóm để thảo luận, phân tích về những mặt “được/mất; lợi ích/tác hại; tích cực/tiêu cực” trước mắt và lâu dài đối với các chủ thể có liên quan (cộng đồng, chính quyền, doanh nghiệp,…) đối với các hành vi về:
Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm ở Tây Nam Bộ, Đông Bắc Bộ Phá rừng thứ sinh để trồng cao su ở Gia Lai
Phát triển mạng lưới thủy điện bậc thang ở vùng rừng đầu nguồn như ở Quảng Nam, Tây Nguyên,…
Cho doanh nghiệp thuê rừng VQG phát triển du lịch Khai thác khoáng sản trong các khu bảo tồn
• Giảng viên trình bày cho học viên một số kiến thức về cân nhắc đánh đổi (trade-offs) trong quá trình ra quyết định thực hiện các dự án. Nhấn mạnh về yêu cầu tôn trọng lợi ích và trách nhiệm của các ngành; vận dụng cách tiếp cận liên ngành trong ra quyết định phát triển.
• Giảng viên giới thiệu cho học viên quy định của pháp luật về Đánh giá tác động môi trường
Bước 4: Ưu tiên thúc đẩy bảo tồn ĐDSH của Việt Nam
• Giới thiệu tóm tắt cho học viên Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn ĐDSH đến 2010 và định hướng đến 2020 của Việt Nam, nhấn mạnh mục tiêu và các dự án/hành động ưu tiên.
• Liên hệ nội dung BAP với các yêu cầu thực tiễn của địa phương.
6. Thông tin cơ sở và tài liệu tham khảo6.1. Thông tin cơ sở 6.1. Thông tin cơ sở