- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)
a. Bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng
Bảo tồn dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn biển Nha Trang
Khu bảo tồn biển Nha Trang có diện tích 160 km2, gồm đảo Hòn Mun và 8 đảo khác. Cộng đồng dân cư ở đây có khoảng 5.300 người, sống chủ yếu dựa vào đánh bắt cá và các hoạt động phục vụ nghề cá. Vịnh Nha Trang cũng là một điểm đến chính của du lịch Đông Nam Á. Trong thế kỷ qua, cá ở rạn san hô đã trở nên hiếm và nước vịnh đã bị đục do các nguồn thải đổ ra vịnh. Năm 2001, để bảo vệ môi trường, Vịnh Nha Trang đã được công bố là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam. Các hoạt động của dự án tập trung vào xây dựng các mối quan hệ hợp tác trong quản lý. Các uỷ ban cố vấn thôn được thành lập tại các thôn trong vịnh Nha Trang, tổ chức các cuộc họp thường xuyên để thảo luận về các biện pháp quản lý Khi ngư trường bị thu hẹp, những hỗ trợ của dự án đã giúp tăng thu nhập cho cộng đồng, như hướng dẫn nuôi trồng thuỷ sản, làm đồ thủ công và cho vay vốn đầu tư quy mô nhỏ cho 60 hộ gia đình.
Môt khoản “Phí bảo tồn” được thu đối với mỗi du khách đến KBT biển vịnh Nha Trang. Cùng với việc cung cấp chi phí vận hành cho khu bảo tồn biển, ít nhất 10% quỹ này sẽ được đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển của cộng đồng dân cư địa phương sống trong khu bảo tồn biển này.
Một số bài học quan trọng đã được rút ra từ quá trình thành lập KBT biển vịnh Nha Trang, bao gồm nhu cầu có một chiến lược giáo dục và nâng cao nhận thức toàn diện, để đảm bảo cộng đồng địa phương được nắm vai trò chủ chốt trong việc quản lý khu vực quan trọng này. Thêm vào đó, người dân địa phương cần được tham gia lập kế hoạch và khảo sát để giám sát việc bảo vệ và phục hồi các sinh cảnh bị suy thoái.
Bảo tồn hệ sinh thái núi Hoàng Liên dựa vào cộng đồng
uỷ ban Châu Âu đã tài trợ cho Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế thực hiện dự án bảo tồn hệ sinh thái núi Hoàng Liên dựa vào cộng đồng từ năm 2002 - 2005. Dự án đã góp phần duy trì ĐDSH và văn hoá vùng núi Hoàng Liên Sơn trong khuôn khổ quản lý hợp tác về Khu bảo tồn con người và sinh quyển, kết hợp các khu bảo tồn hiện tại và các khu bảo tồn được đề xuất để bảo vệ rừng của toàn bộ dãy núi này.
Bảo vệ rừng kết hợp phát triển nông thôn
góp phần bảo vệ và quản lý có hiệu quả các rừng tự nhiên có tính ĐDSH cao và giảm sự phục thuộc vào rừng để sinh sống và tạo thu nhập bằng cách cải thiện sinh kế cho nhân dân trong vùng đệm của VQG Cát Tiên và khu bảo tồn Chư Mom Ray.