- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)
huy động cộng đồng Tham gia quản lý Và Bảo Tồn đa dạng sinh học
Bảo Tồn đa dạng sinh học
1. Mục tiêu
• Thông tin & kiến thức: cung cấp cho học viên những thông tin, cơ sở pháp lý và mô hình thực tiễn về huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, sử dụng và bảo tồn bền vững tài nguyên ĐDSH rừng tự nhiên, đất ngập nước, hệ sinh thái biển/ven biển, ĐDSH nông nghiệp, trong đó chú trọng cả nội dung về kiến thức bản địa, luật tục và thiết chế truyền thống liên quan đến bảo vệ và sử dụng tài nguyên ĐDSH.
• Nhận thức và thái độ: giúp học viên nhận thức đúng vai trò của cộng đồng là chủ thể quan trọng trong bảo tồn ĐDSH, chứ không chỉ là nhóm luôn khai thác, sử dụng và làm cạn kiệt ĐDSH, từ đó đề nghị bổ sung tiếp.
• Kỹ năng & sự tham gia: có kỹ năng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của cộng đồng khi tham gia quản lý và bảo tồn ĐDSH.
2. Thời gian thực hiện: 60 phút3. Giáo cụ / phương tiện hỗ trợ: 3. Giáo cụ / phương tiện hỗ trợ:
x Máy tính + máy
chiếu LCD Thẻ màu + bảng ghim x Tờ rơi + sách nhỏ
x Giấy Ao + bút dạ x Phim ngắn Băng dính + hồ dán
Bảng viết Tranh/ảnh
Ghi chú:
• Giảng viên nên chuẩn bị bài trình bày (PowerPoint Presentation) nếu phương tiện nơi tập huấn cho phép (máy tính xách tay + máy chiếu LCD). Bài trình bày nên kết hợp hình ảnh sinh động khi mô tả “hoạt động” của từng mô hình.
• Nên sử dụng (các) phim ngắn hoặc tờ rơi giới thiệu về các mô hình bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam.
4. Các phương pháp thực hiện chính:
Thuyết trình x Thảo luận chung Đóng vai
x Thuyết trình kèm
hình ảnh x Thảo luận nhóm nhỏ Bài tập cá nhân/nhóm
x Điền dã/ngoại
nghiệp Trình bày tình huống
Ghi chú: Nếu điều kiện thực địa cho phép, giảng viên nên tổ chức cho học viên được tham quan trực tiếp một mô hình cộng đồng tham gia quản lý, sử dụng và bảo vệ ĐDSH tại địa phương; lắng nghe các ý kiến phản hồi từ phía cộng đồng về mô hình này.
5. Các bước thực hiện
Bước 1: Làm quen và khởi động
• Làm quen với học viên. Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung chương trình. • Giảng viên có thể khởi động bài học bằng việc cho học viên thảo luận “tại sao? ai làm cái gì?” để gợi ý cách tìm hiểu động cơ hành động của cá nhân hoặc nhóm. Đây là cơ sở để học viên có thể suy nghĩ “làm thế nào để lôi kéo cộng đồng tham gia bảo tồn ĐDSH”. Giảng viên có thể đặt câu hỏi khởi động “vì sao anh/chị quyết định tham gia lớp tập huấn này?” và ghi lại lý do của các học viên lên bảng theo nhóm nội dung trả lời.
Bước 2: Giới thiệu các mô hình bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của cộng đồng
• Thảo luận chung cùng học viên “Cộng đồng – họ là ai?”.
• Giảng viên trình bày kết hợp hình ảnh một số mô hình bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng đại diện cho:
Hệ sinh thái rừng (ví dụ: mô hình nhóm cộng đồng bảo vệ rừng) Hệ sinh thái đất ngập nước (ví dụ: rừng ngập mặn ở Xuân Thủy)
Hệ sinh thái biển và ven biển (ví dụ: mô hình Rạn Trào/Khánh Hòa, hợp tác xã nghêu Cù Lao Dung/Sóc Trăng,..)
Hệ sinh thái nông nghiệp (ví dụ: bảo tồn các loài cây trồng, vật nuôi, cây thuốc,…)
Các mô hình phù hợp khác như vườn chim, CLB thiên nhiên,…
• Bài trình bày cần nhấn mạnh cách thức tổ chức và phát triển từng mô hình cụ thể; đồng thời nêu rõ lợi ích cộng đồng thu nhận được, cũng như trách nhiệm mà họ phải thực hiện.
Bước 3: Kiến thức bản địa trong bảo tồn và sử dụng tài nguyên ĐDSH
• Giảng viên giới thiệu cho học viên khái niệm “kiến thức bản địa” và “kiến thức bản địa của cộng đồng địa phương về quản lý và sử dụng ĐDSH”. Cần nhấn mạnh rằng kiến thức bản địa như là một “tài sản” của chính cộng đồng đã được đúc kết qua nhiều thế hệ; mọi hành vi sử dụng và trao đổi kiến thức này ra bên ngoài đều phải có sự chấp thuận của cộng đồng trên cơ sở đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích từ thu thập và sử dụng các kiến thức đó.
• Giảng viên giới thiệu một số hệ thống kiến thức bản địa liên quan đến ĐDSH ở địa phương, ví dụ như:
Thiết chế truyền thống tổ chức buôn làng gắn liền với rừng và suối của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên;
Luật tục bảo vệ rừng, thú, nguồn nước của đồng bào Mơ-nông, Ê đê Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào Dao ở Ba Vì
Mô hình rừng ma, rừng thiêng, suối cá thần, canh tác trên đất dốc
Các kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp; chăm sóc cây trồng của nông dân
• Thảo luận chung về các kiến thức bản địa của cộng đồng ở địa phương nơi tập huấn.
Bước 4: Làm thế nào để cộng đồng tham gia bảo tồn ĐDSH
• Có thể thảo luận chung hoặc nhóm nhỏ, giảng viên sử dụng công cụ phân tích SWOT để cùng học viên phân tích, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của chính các cộng đồng khi tham gia bảo tồn ĐDSH.
6. Thông tin cơ sở và tài liệu tham khảo6.1. Thông tin cơ sở 6.1. Thông tin cơ sở