Hệ thống quản lý nhà nước về ĐDS Hở địa phương

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 80 - 81)

- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)

2. Hệ thống quản lý nhà nước về ĐDS Hở địa phương

Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố, chịu trách nhiệm phối hợp với các

hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của các sở, ban ngành cấp tỉnh, thành phố. uBND tỉnh có trách nhiệm quản lý đối với hầu hết rừng đặc dụng và các khu bảo tồn biển thuộc thẩm quyền uBND cấp tỉnh. uBND tỉnh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lồng ghép vấn đề đa dạng sinh học vào các chương trình, kế hoạch của các ban ngành ở cấp độ địa phương.

Trách nhiệm về bảo tồn ĐDSH trên nhiều khía cạnh đã được phân cấp mạnh tới cấp tỉnh, huyện và xã. Sự phân quyền này tạo ra một số cơ hội cho bảo tồn ĐDSH, tạo điều kiện cho uBND các tỉnh thí điểm các sáng kiến bảo tồn ĐDSH như đồng quản lý các khu bảo tồn. uBND tỉnh có điều kiện phù hợp để điều phối các ban, ngành địa phương trong công tác quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, việc phân cấp cũng tạo ra một số trở ngại cho công tác bảo tồn ĐDSH hiệu quả do các cơ quan được giao thẩm quyền chưa có đủ năng lực, kĩ năng và tổ chức hành chính để thực hiện. Các bộ ở trung ương cũng chưa đủ năng lực để thúc đẩy mạnh các quy định và biện pháp quản lý nhất quán. Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định của pháp luật còn rất hạn chế; chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành; thiếu các văn bản pháp luật về bảo tồn; sự phối hợp, hợp tác liên ngành yếu đã làm cho hệ thống quản lý nhà nước về ĐDSH vận hành với hiệu quả chưa cao.

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh và thành phố

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố, giúp uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố thực hiện chức năng

quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn,… trong đó có quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ban quản lý các khu bảo tồn

Ban quản lý các khu bảo tồn được Nhà nước giao quản lý phần diện tích khu bảo tồn theo quy định của pháp luật. Ban quản lý khu bảo tồn thường là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập.

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)