Nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 32 - 34)

Ô nhiễm môi trường

Hiện nay, môi trường đang bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được xử lý và đổ trực tiếp ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học: gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã. Năm 2008 Công ty TNHH Vedan (Đồng Nai) đã bị phát giác trực tiếp xả nước thải không qua xử lý xuống dòng sông Thị Vải trong nhiều năm, gây ô nhiễm nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến sinh kế của hàng ngàn hộ dân địa phương.

Thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng phổ biến ở Việt Nam đã góp phần làm suy thoái các quần thể chim ở các vùng nông thôn và ngoại ô thành phố, do chúng đã tiêu diệt các hệ động vật không xương sống là các mắt xích ở bậc thấp trong chuỗi thức ăn của các loài chim. Các hệ sinh thái nước ngọt, duyên hải và biển cũng đang bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

Biến đổi khí hậu

Việt Nam đã được xác định là 1 trong 10 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và đầu tiên của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tác động của nước biển dâng. Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể sinh vật của nhiều hệ sinh thái. Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là các khu rừng trên đất than bùn (rừng tràm ở Tây Nam Bộ), rừng khộp ở Tây Nguyên, rừng thông. Đặc biệt, hệ sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn trên diện rộng khi mực nước biển dâng cao trong vòng 50-100 năm tới. Biến đổi khí hậu cùng với suy giảm diện tích rừng đầu nguồn, sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dẫn tới hiện tượng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất xảy ra ngày càng nhiều và gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với đời sống con người và môi trường. Đợt bão, lũ liên tục xảy ra ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum năm 2009 với hơn 200 người đã bị chết và mất tích.

Sức ép từ gia tăng dân số

Trong vòng 30 năm từ 1979 đến 2009, dân số Việt Nam đã tăng hơn 160%, từ 52,7 triệu lên hơn 87 triệu người. Theo dự báo, dân số Việt Nam có thể tăng lên tới gần 122 triệu vào năm 2050. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số và mật độ dân số cao trên thế giới. Nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho nên dân số tăng cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả tài nguyên ĐDSH, ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Dân số

tăng đã gây sức ép lớn đến tài nguyên do nhu cầu sử dụng đất để canh tác nông nghiệp, chăn nuôi ngày càng tăng, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt, gây tác động lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên. Từ đó, tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt, số lượng các loài ngày càng ít đi, khối lượng các quần thể sinh vật ngày càng suy giảm, nguồn gen ngày càng nghèo nàn.

Mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều

Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới mạnh mẽ trên mọi khía cạnh kinh tế, xã hội và dân số. Trải qua một thập kỷ cải cách kinh tế, GDP hàng năm của Việt Nam đã tăng trung bình 7%, cao thứ hai ở Châu Á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã tạo nên những tác động tổng hợp và tiêu cực đối với ĐDSH của Việt Nam, trong đó có vấn đề gia tăng nhu cầu sử dụng và chuyển đổi tài nguyên thiên nhiên với một tốc độ chưa từng có trước đây.

6.2. Tài liệu tham khảo

1. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002. Đa dạng sinh học. NXB ĐHQG Hà Nội.

2. Richard B. Primack, 1999. Cơ sở sinh học Bảo tồn. NXB KH&KT Hà Nội. 3. Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005 - Đa dạng sinh học

4. Đa dạng sinh học và bảo tồn. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ môi trường

Bài 4

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)