Hệ thống quản lý nhà nước về ĐDS Hở trung ương và địa phương

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 76 - 80)

- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)

1. Hệ thống quản lý nhà nước về ĐDS Hở trung ương và địa phương

Trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước về ĐDSH thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh. ở cấp trung ương, ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường, một số bộ khác cũng có chức năng, nhiệm vụ liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, và Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch. ở các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài Sở TN&MT còn có các Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính trực thuộc sự quản lý và điều hành của uBND các tỉnh. Ngoài ra, các cơ quan công an, hải quan, tư pháp và giáo dục cũng có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện

quản lý nhà nước về ĐDSH; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức lập, trình Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể bảo tồn ĐDSH của cả nước và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch này sau khi được phê duyệt; thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về ĐDSH quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gen và chủ trì xây dựng Báo cáo về ĐDSH.

Tổng cục Môi trường được giao là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công

ước Đa dạng sinh học và Công ước Ramsar mà Việt Nam là thành viên chính thức. Cục Bảo tồn đa dạng sinh học trực thuộc Tổng cục Môi trường có nhiệm vụ điều phối và thực thi chức năng ĐDSH, Công ước ĐDSH và Công ước Ramsar. Cục cũng chịu trách nhiệm xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật, chiến lược và chính sách về ĐDSH và đất ngập nước, kể cả việc xây dựng, trình, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động về ĐDSH và đất ngập nước.

Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu có trách nhiệm chủ trì tổ chức

và phối hợp thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-zôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn ở Việt Nam.

Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm

vụ nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ; làm cơ quan đầu mối cho Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) ở Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính phủ giao các nhiệm vụ

quản lý nhà nước liên quan đến các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và phát triển nông thôn.

Cục Kiểm lâm (đơn vị trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp sẽ thành lập năm 2010)

là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý hệ thống rừng đặc dụng và bảo vệ động, thực vật hoang dã trong tất cả các vùng rừng khác trên toàn quốc; là cơ quan thẩm quyền quản lý Công ước CITES tại Việt Nam, là cơ quan quản lý Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF), đại diện của Việt Nam tại Diễn đàn Hổ toàn cầu, Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. Gần đây, Cục Kiểm lâm (cùng với Cục Lâm nghiệp) cũng được giao nhiệm vụ theo dõi thử nghiệm và áp dụng sáng kiến Chi trả dịch vụ môi trường cho hệ thống rừng đầu nguồn ở Việt Nam.

Cục Lâm nghiệp (là đơn vị trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp sẽ thành lập năm

2010) được giao là Ban điều hành Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và là cơ quan đầu mối thực hiện Công ước chống sa mạc hoá (uNCCD) và Nghị định thư

Cục Lâm nghiệp (cùng với Cục Kiểm lâm) cũng được giao nhiệm vụ theo dõi thử nghiệm và áp dụng sáng kiến Chi trả dịch vụ môi trường cho hệ thống rừng đầu nguồn ở Việt Nam. Cục này cũng đóng vai trò là cơ quan đầu mối của Việt Nam để thử nghiệm sáng kiến Giảm thiểu phát thải do phá rừng và huỷ hoại rừng hiện đang được giới thiệu áp dụng trên toàn cầu trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (thuộc Tổng cục Thuỷ sản sẽ

thành lập năm 2010) có trách nhiệm quản lý các nguồn lợi thủy sản trong các hệ sinh thái biển, ven bờ và nước ngọt nội địa.

Bộ Công An đã thành lập lực lượng cảnh sát môi trường từ năm 2006, có đầy

đủ bộ máy từ cấp bộ (C36 - Cục Cảnh sát môi trường) đến tận cấp tỉnh (Phòng Cảnh sát môi trường), đã thực hiện hàng ngàn vụ ngăn chặn, truy bắt và lập hồ sơ tố tụng xét xử các cá nhân và tổ chức vi phạm quy định về bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển và buôn bán động vật hoang dã và lâm sản quý hiếm.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng chia sẻ trách nhiệm với Bộ NN&PTNT

về quản lý các khu rừng văn hóa và lịch sử (hay còn gọi là các khu bảo vệ cảnh quan trong danh mục các khu rừng đặc dụng). Bộ VH, TT&DL có nhiệm vụ bảo tồn các đặc điểm văn hóa và lịch sử của các khu di tích này và Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm bảo vệ rừng trong các khu di tích đó. Tổng cục Du lịch Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược du lịch cho đất nước và thúc đẩy du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn và các khu Di sản thiên nhiên Thế giới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm lập ra các

mức ngân sách và thỏa thuận phân bổ ngân sách với các bộ, ngành và các tỉnh. Bộ KH&ĐT có trách nhiệm lập kế hoạch cho các dự án môi trường, thông qua Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường. Bộ KH và ĐT cũng chịu trách nhiệm điều phối các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của nước ngoài dành cho bảo tồn đa dạng sinh học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có chức năng đào tạo về các chuyên ngành động vật

học, thực vật học, sinh thái học, bảo tồn thiên nhiên và tham gia các nghiên cứu liên quan.

Sơ đồ hệ thống tổ chức điều hành và quản lý bảo tồn ĐDSH ở cấp Trung ương CHÍNH PHỦ

BỘ TN&MT BỘ NN&PTNT BỘ KH&ĐT BỘ VH,TT&DL BỘ TC

TCMT Cục KT, TV &BĐKH Cục KT, TV &BĐKH Viện CL, CS TN&MT CBD Ramsar Cartagena UNFCC GEF - VN Cục KL Cục LN Cục KT&BV NLTS CITES 6 VQG UNCCD Viện ĐT&QHR Cục DSVH Tổng cục DL Ghi chú:

Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TCMT Tổng cục Môi trường Cục KL Cục Kiểm Lâm

CBD Công ước Đa dạng sinh học CITES

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp Ramsar Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm

quan trọng quốc tế VQG Vườn Quốc gia

Cục KT, TV &BĐKH

Cục Khí tượng, Thuỷ văn

và Biến đổi khí hậu UNCCD

Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hoá

UNFCC

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

Cục KT&BV NLTS

Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Viện CL, CS TN&MT

Viện Chiến lược, Chính sách, Tài nguyên và Môi trường

Viện ĐTQHR Viện Điều tra Quy hoạch rừng GEF - VN Quỹ Môi trường Toàn cầu tại Việt Nam VH,TT&DLBỘ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cục DSVH Cục Di sản văn hoá

Bộ TC Bộ Tài chính Tổng cục DL Tổng cục Du lịch

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)