Chất lượng rừng suy giảm, tác động của BĐKH ngày càng rõ rệt

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 100 - 102)

- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)

c. Chất lượng rừng suy giảm, tác động của BĐKH ngày càng rõ rệt

Trước đây phần lớn đất nước Việt Nam có rừng che phủ, nhưng chỉ khoảng một thế kỷ qua, rừng bị suy thoái nặng nề. ở nhiều tỉnh, rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các vùng này là do mức tăng dân số đã tạo nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang

cằn cỗi. Những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và cuối năm 1999 theo số liệu thống kê mới nhất thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến là 33,2%. Diện tích rừng tự nhiên tăng chủ yếu do sự phát triển của rừng tái sinh và rừng tre nứa. Tất nhiên với thời gian ngắn, các loại rừng đó chưa có thể thành rừng tự nhiên tốt được. Theo kết quả của Viện Điều tra Quy hoạch rừng (1995), thì trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha. Đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng, như Tây Nguyên mất 440.000ha, vùng Đông Nam Bộ mất 308.000ha, vùng Bắc Khu IV cũ mất 243.000ha, vùng Bắc Bộ mất 242.500ha. Nguyên nhân là do sau thời kỳ chiến tranh, dân địa phương tranh thủ chặt gỗ làm nhà và lấy đất trồng trọt. Nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng đã và đang diễn ra làm giảm diện tích và chất lượng rừng như vụ phá rừng Tánh Linh, Bình Thuận; các vụ phá rừng ở Kon Tum, Gia Lai, Bình Thuận, Nghệ An, Bắc Giang, Vườn quốc gia Phú Quốc, Kon Ka Kinh (năm 2003),….

Tác động của BĐKH ngày càng rõ rệt, thiên tai xảy ra ngày càng nhiều với tần suất và cường độ cao hơn, quy luật ngày càng bất thường, đặc biệt là vùng có tính ĐDSH cao như miền Trung, Tây Nguyên. Khắp lãnh thổ Việt Nam trong vòng 100 năm trở lại đây (từ 1891 - 1990) đã thống kê được 496 cơn bão nhưng chỉ có 144 cơn bão đổ bộ vào Bắc bộ còn 325 cơn thì đổ bộ vào duyên hải miến Trung. Như vậy có nghĩa các tỉnh duyên hải miền Trung phải gánh chịu hơn 69% tổng số các cơn bão đổ bộ vào cả nước, trong đó từ 60 - 65% số cơn bão có sức gió mạnh từ cấp 8 đến cấp 12. Nếu tính từ 1891 đến năm 2000, mỗi năm bình quân các tỉnh duyên hải miền Trung phải gánh chịu 4 cơn bão tàn phá. Bão thường xuất hiện ở miền Trung là bão kép, trận bão sau cách trận bão trước thường 4 – 5 ngày, vì vậy nước mưa trận bão trước dội xuống chưa kịp rút thì cơn bão sau lại ập đến làm cho tình hình lũ lụt càng thêm nghiêm trọng. Theo thống kê chưa đầy đủ thì hàng năm

bão lụt đã làm cho các tỉnh duyên hải miền Trung ngập úng 120.000 ha lúa; trong đó có 36.000 ha phải mất trắng; thất thu cho nông nghiệp ước tính 155 tỉ/năm. Bên cạnh lũ lụt, hạn hán cũng xảy ra nghiêm trọng trong thời gian qua. Theo thống kê trong vòng 46 năm qua (từ năm 1960 đến năm 2006), Việt Nam có tới 34 năm có hạn hán (chiếm 74%), trong đó có 11 năm hạn vụ đông xuân, 11 năm hạn vụ mùa và 12 năm hạn vụ hè thu. Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình hạn hán ngày càng khốc liệt. Chẳng hạn như trong những tháng đầu năm 2007, lượng mưa trên cả nước thấp đã khiến các con sông đều cạn kiệt. Tính từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2007, mức nước ở các con sông Bắc Bộ so với hằng năm hao hụt nghiêm trọng, từ 10-26%, mức thấp kỷ lục so với hàng trăm năm qua.

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)