Các nhiệm vụ chủ yếu của chương trình

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 48 - 51)

- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)

b. Các nhiệm vụ chủ yếu của chương trình

• Đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam + Đánh giá dao động và biến đổi khí hậu ở Việt Nam

+ Xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam

+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực, các ngành, và các địa phương

• Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở phương pháp luận và hướng dẫn xác định các giải pháp ứng phó;

+ Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương;

+ Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp đã được xác định;

+ Lựa chọn các giải pháp ưu tiên đối với từng lĩnh vực, ngành và địa phương theo các tiêu chí xác định;

+ Xây dựng và triển khai một số dự án thí điểm ứng phó với BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương nhạy cảm và dễ bị tổn thương do BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng;

+ Triển khai bước đầu các giải pháp ứng phó với BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương theo kế hoạch hành động.

• Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu + Xây dựng chương trình khoa học công nghệ quốc gia

+ Triển khai chương trình khoa học công nghệ quốc gia + Phát triển nguồn lực khoa học công nghệ về BĐKH

+ Huy động nguồn tài chính cho chương trình khoa học công nghệ quốc gia về biến đổi khí hậu

• Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu + Xây dựng và phát triển chính sách ở các lĩnh vực KT-XH (xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng giới, chính sách dân tộc…). Rà soát các chính sách hiện có và bổ sung cập nhật các chính sách mới phù hợp với các nhu cầu và ưu tiên trong phát triển bền vững;

+ Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về BĐKH ở các cấp, các ngành; chú trọng các định chế lồng ghép việc ứng phó với BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành;

+ Phát triển khung pháp lý và cơ chế quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền, cũng như của khối tư nhân trong thích ứng và giảm nhẹ BĐKH;

+ Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện Chương trình trên toàn quốc, các vùng lãnh thổ, địa phương và trong các ngành;

• Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực

+ Nâng cao nhận thức: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, cá nhân. Các hoạt

động sẽ được tiến hành theo hai hướng: (i) Phổ cập những kiến thức chung về BĐKH cho cộng đồng và (ii) Cung cấp hệ thống những kiến thức sâu hơn cho các nhóm đối tượng chọn lọc

+ Phát triển nguồn nhân lực • Tăng cường hợp tác quốc tế

+ Thành lập Nhóm công tác chuyên đề về hỗ trợ Việt Nam ứng phó với BĐKH trong cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế ở cấp quốc gia, bộ, ngành và địa phương;

+ Thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch và năng động giữa các bộ, ngành, tổ chức, địa phương của Việt Nam và các nhà tài trợ, đối tác quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hiệu quả Chương trình; + Đàm phán, ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác đa phương và hợp tác song phương về ứng phó với BĐKH giữa các bộ, ngành, địa phương với các nước và các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác APEC, ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và Ủy Hội Mê Công, nhằm khuyến khích đầu tư của quốc tế vào các dự án ứng phó với BĐKH, chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu, môi trường, kể cả các dự án CDM tại Việt Nam;

+ Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ của quốc tế phục vụ thực hiện Chương trình;

+ Lập kế hoạch khai thác, sử dụng nguồn vốn viện trợ từ các Quỹ đa phương, Quỹ thích ứng với BĐKH của các tổ chức quốc tế và viện trợ song phương của các nước phát triển;

+ Tham gia các hội nghị, hội thảo, thảo luận đàm phán quốc tế để xây dựng các thỏa thuận, văn bản quốc tế về BĐKH sau năm 2012 theo lộ trình Bali; + Tham gia các chương trình nghiên cứu KHCN quốc tế trong lĩnh vực BĐKH, trao đổi thông tin, kinh nghiệm liên quan đến BĐKH với các nước, các tổ chức quốc tế;

+ Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng đàm phán quốc tế cho đội ngũ cán bộ của các bộ, ngành, đia phương làm việc trong lĩnh vực BĐKH thông qua các khóa huấn luyện trong và ngoài nước. • Tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương

+ Đánh giá tác động của BĐKH đến các Kế hoạch phát triển ngành và địa phương;

+ Đánh giá quá trình thực hiện các Kế hoạch phát triển ngành và địa phương;

+ Đánh giá nhận thức và năng lực nhằm thực hiện quá trình tích hợp; + Đánh giá các tác động của quá trình tích hợp (tích cực và tiêu cực); + Xây dựng cơ chế và chiến lược tích hợp (gồm cả về tài chính, kinh tế và chính sách);

+ Thực hiện quá trình tích hợp vào từng Kế hoạch phát triển ngành và các địa phương

• Xây dựng các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu

+ Thích ứng với biến đổi khí hậu: thích ứng theo lĩnh vực, vùng và địa phương

+ Giảm nhẹ BĐKH: thực hiện các biện pháp giảm nhẹ BĐKH theo từng lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng (Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, Phát triển các dạng năng lượng mới, Xác định các tiêu chuẩn khí thải, đánh giá lợi ích, chi phí môi trường các dự án năng lượng), Nông nghiệp, Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất (bảo tồn diện tích rừng hiện có, trồng rừng mới, tăng tỷ lệ đất có rừng che phủ từ 37% của năm 2005 lên 42,6% vào năm 2010 và 47% vào năm 2015), xử lý chất thải, xây dựng và thực hiện các dự án Cơ chế phát triển sạch

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)