- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)
2. Thời gian thực hiện: 60 phút 3 Giáo cụ/phương tiện hỗ trợ:
3. Giáo cụ/phương tiện hỗ trợ:
x Máy tính + máy
chiếu LCD Thẻ màu + bảng ghim x Tờ rơi + sách nhỏ
Giấy Ao + bút dạ x Phim ngắn Băng dính + hồ dán
x Bảng viết Tranh/ảnh
Ghi chú:
• Giảng viên nên chuẩn bị bài trình bày (PowerPoint Presentation) nếu phương tiện nơi tập huấn cho phép (máy tính xách tay + máy chiếu LCD).
• Có thể trình chiếu hoặc cung cấp cho học viên tờ rơi giới thiệu về các chủ đề/sáng kiến liên quan đến tạo dựng các nguồn lực tài chính cho bảo tồn ĐDSH hay quản lý khu bảo tồn, chẳng hạn như (1) doanh nghiệp và bảo tồn ĐDSH; (2) chi trả dịch vụ môi trường (PES) cho bảo tồn ĐDSH; (3) du lịch sinh thái và bảo tồn ĐDSH;...
4. Các phương pháp thực hiện chính:
Thuyết trình x Thảo luận chung Đóng vai
x Thuyết trình kèm
hình ảnh Thảo luận nhóm nhỏ Bài tập cá nhân/nhóm
Điền dã/ngoại
nghiệp x Trình bày tình huống
Ghi chú: Hoạt động trình bày tình huống có thể giới thiệu các mô hình cụ thể ở Việt Nam hoặc quốc tế qua chiếu phim hoặc bài trình bày về sáng kiến tạo dựng nguồn lực tài chính cho bảo tồn ĐDSH.
5. Các bước thực hiện
Bước 1: Làm quen và khởi động
• Làm quen với học viên. Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung bài học. • Khởi động: giảng viên chuẩn bị một số thẻ tên các nhóm tổ chức (như Chính phủ, uBND tỉnh, doanh nghiệp nhà nước A, doanh nghiệp tư nhân B, doanh nghiệp nước ngoài-liên doanh M, cộng đồng, WB, ADB, nhà khoa học,…) và đề nghị cho biết những nhóm nào phải có trách nhiệm tham gia bảo tồn ĐDSH và nhóm nào có trách nhiệm đóng góp tài chính. Yêu cầu học viên giải thích lý do lựa chọn.
Bước 2: Giới thiệu hiện trạng huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam
• Bài trình bày nên cung cấp thông tin, số liệu (tốt nhất dưới hình thức biểu đồ) về các nội dung như sau:
Tổng nguồn lực tài chính cho bảo tồn ĐDSH hàng năm hoặc giai đoạn Tỷ lệ đóng góp tài chính của các bên hàng năm (ngân sách nhà nước, ODA, doanh nghiệp, đóng góp của cộng đồng,..)
Phân bổ sử dụng tài chính hàng năm theo mục đích bảo tồn (xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo, nghiên cứu, hỗ trợ cộng đồng,..)
Phân bổ tài chính cho các chủ thể liên quan đến bảo tồn ĐDSH (VQG/KBT, viện nghiên cứu, đào tạo giáo dục, cộng đồng địa phương,..)
Phân bổ tài chính cho bảo tồn ĐDSH theo địa phương, vùng/khu vực Phân bổ tài chính cho bảo tồn ĐDSH theo “hệ sinh thái” (rừng, đất ngập
• Thảo luận cùng học viên, giảng viên đánh giá xu hướng huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho bảo tồn ĐDSH, từ đó làm rõ vai trò của nhà nước, các tổ chức quốc tế, cộng đồng, doanh nghiệp. Giới nhiệu những kết quả nổi bật của bảo tồn ĐDSH trong thời gian qua; cũng như chính sách tài chính của nhà nước dành cho bảo tồn ĐDSH.
Bước 3: Cơ hội và sáng kiến tạo lập nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn ĐDSH
• Giảng viên hoặc chuyên gia giới thiệu cụ thể các mô hình/sáng kiến tạo lập nguồn tài chính cho bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam hoặc kinh nghiệm quốc tế như:
Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF)
Thử nghiệm Chi trả dịch vụ môi trường (rừng) ở Việt Nam (Lâm Đồng, Sơn La)
Du lịch sinh thái và bảo tồn ĐDSH
Doanh nghiệp và bảo tồn ĐDSH (đất ngập nước) Sáng kiến cho thuê rừng ở VQG/KBT
• Thảo luận chung: yêu cầu học viên thảo luận và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các sáng kiến hoặc mô hình nói trên; nhất là ưu thế và nguy cơ đối với ĐDSH của các sáng kiến dựa theo nguyên tắc thị trường như cho thuê rừng, chi trả dịch vụ môi trường
6. Thông tin cơ sở và tài liệu tham khảo6.1. Thông tin cơ sở 6.1. Thông tin cơ sở