- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)
2. Thời gian thực hiện: 60-90 phút 3 Giáo cụ/phương tiện hỗ trợ:
3. Giáo cụ/phương tiện hỗ trợ:
x Máy tính + máy
chiếu LCD x Thẻ màu + bảng ghim x Tờ rơi + sách nhỏ
Giấy Ao + bút dạ x Phim ngắn Băng dính + hồ dán
x Bảng viết x Tranh/ảnh x Bản đồ hệ thống
KBT
Ghi chú:
• Giảng viên nên chuẩn bị bài trình bày (PowerPoint Presentation) nếu phương tiện nơi tập huấn cho phép (máy tính xách tay + máy chiếu LCD)
• Nên sử dụng (các) bản đồ đánh dấu hệ thống các khu bảo tồn (KBT), gồm cả các khu rừng đặc dụng, đất ngập nước, khu bảo tồn để học viên có thể quan sát được.
• Có thể sử dụng các đoạn phim ngắn nói về hệ thống KBT, trung tâm cứu hộ, hoặc hoạt động ngoại nghiệp ở một KBT cụ thể
4. Các phương pháp thực hiện chính:
Thuyết trình x Thảo luận chung Đóng vai
x Thuyết trình kèm
hình ảnh x Thảo luận nhóm nhỏ Bài tập cá nhân/nhóm
Điền dã/ngoại
nghiệp Trình bày tình huống
Ghi chú: Hình ảnh sử dụng cho bài trình bày nên là những hình ảnh ghi nhận các nội dung thực tế từ các địa điểm và thời gian cụ thể ở Việt Nam.
5. Các bước thực hiện
Bước 1: Làm quen và khởi động
• Làm quen với học viên. Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung bài học. • Phát cho mỗi học viên ½ tờ giấy A4. Khi có lệnh khởi động, yêu cầu học viên viết tên các VQG/KBT ở Việt Nam mà họ biết trong vòng 3 phút. Sau đó giảng viên sẽ thảo luận với học viên để tìm ra (1) ai là người biết/có thể viết ra nhiều VQG/KBT nhất; (2) số VQG/KBT mà có nhiều học viên có thể liệt kê ra nhất.
• Hoặc giảng viên có thể yêu cầu học viên kể những thông tin họ biết về các VQG/KBT có tại địa phương để nắm được mức độ hiểu biết của học viên.
Bước 2: Khái niệm “bảo tồn ĐDSH” và giới thiệu các hình thức bảo tồn ĐDSH
• Thảo luận chung về khái niệm “bảo tồn ĐDSH là gì”? Giảng viên ghi lại nhóm các ý kiến của học viên lên bảng hoặc ghi lại ý kiến học viên lên thẻ màu và ghi lên bảng theo từng nhóm.
• Giảng viên thuyết trình định nghĩa “bảo tồn ĐDSH” theo Luật ĐDSH 2008 và diễn giải khái niệm này cho học viên.
• Giới thiệu cho học viên 02 hình thức bảo tồn (1) bảo tồn tại chỗ; và (2) bảo tồn chuyển chỗ. Diễn giải khái niệm và từng dạng tổ chức bảo tồn cụ thể của mỗi hình thức này như hệ thống các loại khu bảo tồn, vườn thú, vườn thực vật, trung tâm cứu hộ, ngân hàng gen cây trồng/vật nuôi (kèm các hình ảnh minh họa).
Bước 3: Thông tin chi tiết về hiện trạng bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam
• Giới thiệu cho học viên hệ thống các loại khu bảo tồn (tại chỗ) hiện hành ở Việt Nam với các thông tin cụ thể như sau:
Vẽ/minh họa trình diễn mô hình một KBT gồm có vùng lõi, vùng phục hồi, và vùng đệm
Hệ thống rừng đặc dụng: số lượng, đối tượng quản lý, và điểm danh những VQG/KBT nổi tiếng ở Việt Nam
Hệ thống các vùng đất ngập nước quan trọng: số lượng, đối tượng quản lý, các vùng đất ngập nước nổi bật
Hệ thống khu bảo tồn biển đề xuất
Hệ thống khu dự trữ sinh quyển (MAB): đặc trưng của MAB và danh lục hiện hành
Các khu di sản thiên nhiên thế giới
Ngoài ra, giảng viên có thể bổ sung hình ảnh giới thiệu thêm về các vườn thú, vườn thực vật, vườn sưu tập cây thuốc, và trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
• Thảo luận về các hình thức tổ chức bảo tồn ĐDSH có tại địa phương • Giảng viên có thể đặt câu hỏi thảo luận chung về trường hợp “nuôi hổ trong trang trại tư nhân” (như ở Bình Dương) thì có phải là bảo tồn hay không (?)
Bước 4: Các sáng kiến bảo tồn ĐDSH đã/đang thực hiện tại Việt Nam
• Kết hợp sử dụng hình ảnh, bản đồ, giảng viên trình bày/giới thiệu cho học viên các sáng kiến bảo tồn ĐDSH đã/đang thực hiện ở Việt Nam như:
Bảo tồn và phát triển đồng bộ (ICDP) tại các VQG/KBT: nêu các dự án đã thực hiện
Bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng: minh họa các mô hình bảo tồn đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô
Bảo tồn các vùng sinh thái như chương trình Trung Trường Sơn do WWF thực hiện
Hành lang ĐDSH như sáng kiến dự án Hành lang Xanh ở tỉnh Thừa Thiên Huế Bảo tồn ĐDSH liên biên giới
Dự án nhân giống các loài ĐVHD quý hiếm hoặc trung tâm cứu hộ ĐVHD quý hiếm (như ở VQG Cúc Phương)
• Kết hợp sử dụng hình ảnh, giảng viên nhấn mạnh những thách thức/khó khăn chính mà công tác bảo tồn ĐDSH tại chỗ đang phải đối mặt như chặt gỗ, săn bắn, khai thác quá mức, xây dựng thủy điện, đường giao thông, thị trường
Bước 5: Đóng vai cán bộ tham mưu cho lãnh đạo địa phương thúc đẩy công tác bảo tồn ĐDSH
• Để kết thúc bài học, giảng viên yêu cầu học viên đóng vai là những người ủng hộ công tác bảo tồn ĐDSH, và mỗi người phải đề xuất 01 biện pháp để nâng cao hiệu quả bảo tồn ĐDSH cho chính quyền địa phương. Viết đề xuất vào thẻ màu, giảng viên thu lại và ghim lên bảng theo từng nhóm đề xuất.
6. Thông tin cơ sở và tài liệu tham khảo6.1. Thông tin cơ sở 6.1. Thông tin cơ sở
Theo Luật Đa dạng sinh học, Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.