- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)
d. Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Chi trả dịch vụ môi trường (PES) đang được nhìn nhận như một cơ hội mới và có tính khả thi cho việc tạo dựng nguồn tài chính bền vững cho bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. Các hoạt động thí điểm về chi trả dịch vụ môi trường rừng đang được tiến hành thí điểm tại Lâm Đồng và Sơn La. Tại Lâm Đồng, địa bàn hành chính chọn thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2009 – 2010 thuộc các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Tẻh và thành phố Đà Lạt. Đây là các lưu vực điều tiết, cung cấp nguồn nước cho sản xuất của nhà máy thuỷ điện Đại Ninh, Đa Nhim… và 9 doanh nghiệp với 14 điểm tham quan du lịch sinh thái. Năm 2009, tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ước thu hơn 55 tỉ đồng. Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng: Lưu vực hồ thuỷ điện Đa Nhim là 290.000 đồng/ha/năm; hồ thuỷ điện Đại Ninh là 270.000 đồng/ha/năm; lưu vực sông Đồng Nai là 10.000 đồng/ha/năm. Tại Sơn La, tỉnh đã thực hiện thí điểm chính sách tại 9 huyện. Năm 2009, tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của Sơn La là hơn 60 tỉ đồng, mới trả phí cho các chủ rừng hơn 10 tỉ đồng. Mức chi trả cho 1 ha rừng năm 2009: Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: 140.243 đồng/ ha/ năm; rừng phòng hộ là rừng trồng: 126.219 đồng/ ha/ năm; rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 84.146 đồng/ha/năm; rừng sản xuất là rừng trồng: 70.121 đồng/ha/năm.
6.2. Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005 - Đa dạng sinh học
2. Đa dạng sinh học và bảo tồn. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Bảo vệ môi trường
Bài 10