BĐKH và ĐDSH có sự tương tác nhân quả với nhau. Tác động của BĐKH như làm nước biển dâng, nhiệt độ trung bình tăng, chu kỳ sinh khí hậu thay đổi (số ngày có nhiệt độ < 20oC giảm và số ngày có nhiệt độ > 25oC tăng, tổng lượng nhiệt tăng, nhiệt độ tối thấp tăng), tài nguyên nước thay đổi - suy giảm về chất lượng và trữ lượng; thiên tai (bão lụt, lũ quét, hạn hán, sạt lở) xảy ra với cường độ và tần suất cao hơn, có tác động phức tạp tới đời sống xã hội và cả ĐDSH.
ở Việt Nam, mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn - các hệ sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất cả nước - nơi sinh sống của các công đồng dân cư lâu đời (hiện có tỷ lệ đói nghèo cao), vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.
Nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST: các loài nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST ven biển và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ cao hơn.
BĐKH còn ảnh hưởng đến các thuỷ vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy...) qua sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước làm thay đổi lớn tới thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, El-nino…), đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và hạn hán lớn sẽ làm giảm năng suất sinh học của cây trồng nông, công và lâm nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Bão, sự biến đổi bất thường của nhiệt độ, lũ lụt, hỏa hoạn và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn tới các thảm họa chết người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các bệnh dịch mới do vectơ truyền có tỷ lệ tử vong cao. Đối với Việt Nam, vùng ven biển, tài nguyên nước ngọt và sau đó là ĐDSH sẽ là những vùng, đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất của BĐKH. Bảng dưới tóm tắt tác động tiềm năng của BĐKH đến một số hệ sinh thái.
Các kiểu hệ sinh thái - cảnh quan Các tác nhân chính của khí hậu Các tác động đến hệ sinh thái Các vùng đất ngập nước
• Nhiệt độ trung bình mùa hè
• Lượng mưa trung bình năm
• Lũ lụt
• Thay đổi chu trình thủy văn làm giảm mực nước tại các vùng đất ngập nước nội địa và làm giảm sự đa dạng loài • Nếu nhiệt độ trung bình tăng 3-4oC thì 85% các vùng ĐNN sẽ bị mất đi
Các đầm lầy ven biển
• Mực nước biển dâng, thay đổi về cân bằng thủy văn
• Tần suất của bão và mức thiệt hại do bão gây ra
• Mất các HST cửa sông và đồng bằng châu thổ; Tác động đến các loài sinh vật di cư và đường di cư của chúng
Các khu rừng nói chung
• Thay đổi lượng mưa, nhiệt độ, và tốc độ bốc hơi nước
• Tăng tần suất bão, cháy rừng
• Thay đổi đáng kể đến các loài thực vật, các loại rừng, tỉ lệ mất rừng tăng nhanh
Rừng trên núi cao vùng nhiệt
đới
• Thay đổi độ che phủ của mây và số giờ nắng; Tần suất của bão và thiệt hại do bão gây ra; Tần suất hạn hán và phân bố lượng mưa trong năm
• Gây khô hạn, các loài sinh vật sống ở vùng núi thấp sẽ xâm chiếm hoặc thay thế các loài sinh vật núi cao
Các đảo thấp
• Mực nước biển dâng • Tần suất của bão và mức thiệt hại do bão gây ra
• Mất đất, nơi cư trú của chim biển.
• Gia tăng nhu cầu của con người, tập trung vào các vùng đất nội địa Các vùng khô hạn và bán khô hạn • Các hình thức giáng thủy (mưa, tuyết,…) • Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông • Một số sa mạc sẽ nóng và khô hơn
• Hiện tượng sa mạc hoá tăng • Nhiều vùng bị mặn hoá; Mất các vùng đồng cỏ; Mất vùng trồng trọt
Các kiểu hệ sinh thái - cảnh quan Các tác nhân chính của khí hậu Các tác động đến hệ sinh thái Rạn san hô
• Nhiệt độ bề mặt nước biển, tác động đến nồng độ CO2 trong nước biển
• Nhiệt độ nước biển tăng trên 1ºC thời gian dài làm chết rạn san hô
• Nồng độ CO2 trong nước biển tăng làm giảm tốc độ tăng trưởng các loài
Các khu rừng ngập mặn
• Mực nước biển dâng, thay đổi về cân bằng thủy văn ở các hệ sinh thái cửa sông
• Tần suất của bão và mức thiệt hại do bão gây ra
• Giảm tốc độ mở rộng của vùng đất tự nhiên ven biển
Nguồn: UNEP-WCMC