Hệ Thống quy phạm pháp luậT Về Bảo Tồn đa dạng sinh học ở ViệT nam

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 82 - 84)

- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)

hệ Thống quy phạm pháp luậT Về Bảo Tồn đa dạng sinh học ở ViệT nam

đa dạng sinh học ở ViệT nam

1. Mục tiêu

Thông tin & kiến thức: giới thiệu cho học viên khung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo tồn ĐDSH của Việt Nam, trong đó chú trọng đối tượng, chủ thể và khách thể điều chỉnh của pháp luật hiện hành.

Nhận thức và thái độ: giúp học viên nhận thức được mức độ quan tâm của Việt Nam về đáp ứng các yêu cầu luật pháp cho bảo tồn ĐDSH, cũng như nhu cầu thực thi nghiêm chỉnh các quy định pháp luật hiện hành để đảm bảo bảo tồn có kết quả.

Kỹ năng & sự tham gia: phát triển kỹ năng nhận diện khung thể chế và pháp luật về bảo tồn ĐDSH.

2. Thời gian thực hiện: 60 phút3. Giáo cụ / phương tiện hỗ trợ: 3. Giáo cụ / phương tiện hỗ trợ:

x Máy tính + máy

chiếu LCD x Thẻ màu + bảng ghim x Tờ rơi + sách nhỏ

x Giấy Ao + bút dạ Phim ngắn Băng dính + hồ dán

x Bảng viết Tranh/ảnh

Ghi chú:

• Giảng viên nên chuẩn bị bài trình bày (PowerPoint Presentation) nếu phương tiện nơi tập huấn cho phép (máy tính xách tay + máy chiếu LCD).

• Nên chuẩn bị trước biểu đồ mô tả khung hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quản lý và bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam đã ban hành.

• Nên cung cấp cho học viên tờ rơi thông tin cơ bản về khung hệ thống văn bản pháp quy về quản lý và bảo tồn ĐDSH của Việt Nam. Trích dẫn một số quy định xử phạt cụ thể như tội phá rừng, săn bắt và buôn bán hổ, tội gây ô nhiễm (xử phạt hành chính/hình sự).

4. Các phương pháp thực hiện chính:

x Thuyết trình x Thảo luận chung Đóng vai

Thuyết trình kèm

hình ảnh x Thảo luận nhóm nhỏ Bài tập cá nhân/nhóm

Điền dã/ngoại

nghiệp x Trình bày tình huống

Ghi chú: Hoạt động trình bày tình huống do đại diện của Sở TN-MT hoặc Chi cục Kiểm lâm hoặc Ban quản lý VQG/KBT trình bày về thực tiễn thực hiện luật pháp bảo tồn ĐDSH tại địa phương (vấn đề quan tâm, kết quả thực hiện luật, những khó khăn và thách thức,...).

5. Các bước thực hiện

Bước 1: Làm quen và khởi động

• Làm quen với học viên. Giới thiệu tóm tắt mục đích và nội dung bài học. • Khởi động bằng hoạt động khuyến khích học viên thể hiện hiểu biết của họ về hệ thống văn bản pháp quy của nhà nước và thể chế liên quan. Cách đơn giản nhất là giảng viên chia học viên thành 3-5 nhóm. Mỗi nhóm được phát một bộ thẻ trộn lẫn đã ghi các từ khóa trên mỗi thẻ như: hiến pháp, nghị quyết, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị, Đảng CSVN, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, Bộ TNMT, uBND,… Yêu cầu các nhóm sắp xếp thứ tự văn bản pháp quy theo hệ thống từ cao xuống thấp và các chủ thể ban hành tương ứng. Gắn thẻ đã sắp xếp lên giấy Ao hoặc bảng theo từng nhóm. Giảng viên so sánh kết quả từng nhóm để đưa ra sắp xếp đúng nhất.

Bước 2: Tìm hiểu khung hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến bảo tồn ĐDSH

• Yêu cầu học viên nêu các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý và bảo tồn ĐDSH mà họ biết. Không nhất thiết học viên phải nêu đầy đủ tên, số hiệu, thời gian, chủ thể ban hành; mà chỉ cần nêu được loại văn bản (luật, nghị định,..) và từ khóa khác có liên quan. Giảng viên ghi từng ý kiến lên bảng hoặc giấy Ao hoặc thẻ màu. Đếm số lượng văn bản học viên có thể liệt kê được và so sánh với số lượng văn bản hiện hành (đang có hiệu lực).

• Giảng viên trình chiếu hệ thống khung văn bản pháp quy các luật có liên quan đến bảo tồn ĐDSH, số lượng từng loại văn bản dưới luật tương ứng với

mỗi luật, và nêu ví dụ một số nghị định/thông tư/quyết định có tính chất hệ thống như nghị định hướng dẫn thi hành luật, nghị định xử phạt hành chính, thông tư phối hợp, quy chế,…theo các nhóm chính của:

 Luật ĐDSH 2008

 Luật Bảo vệ Môi trường 2005  Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004  Luật Thủy sản 2003

• Giảng viên trình bày tóm tắt nội dung chính của mỗi luật và giới thiệu một số văn bản dưới luật quan trọng có liên quan nhiều đến thực tiễn quản lý của địa phương.

• Giảng viên trình bày một số công ước, luật pháp quốc tế về ĐDSH mà Việt Nam là thành viên chính thức và đã được quốc gia hóa bằng các văn bản pháp quy tương ứng đã trình bày ở trên, như Công ước ĐDSH, Công ước CITES,…

Bước 3: Thực tiễn thực hiện luật pháp bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam và địa phương

• Giảng viên trình bày một số kết quả liên quan đến thực hiện luật về bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam, chẳng hạn như thực hiện Nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.

• Đại diện địa phương trình bày về kinh nghiệm thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và bảo tồn ĐDSH tại địa phương.

• Học viên đặt câu hỏi và thảo luận chung.

Một phần của tài liệu Một số nội dung trong quản lý đa dạng sinh học ở việt nam (NXB hà nội 2009) trần ngọc cường, 112 trang (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)