- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)
1. Vai trò của bảo tồn ĐDSH trong giảm nghèo
Các hệ sinh thái và ĐDSH của các hệ sinh thái đó đáp ứng phần lớn các nhu cầu cơ bản của người nghèo ở nông thôn như lương thực, chất đốt, thuốc chữa bệnh và nước sinh hoạt. Chúng duy trì các chức năng sinh thái như ngăn chặn
lũ lụt, trượt lở đất, hạn chế tác động của bão giông, sạt lở mà người nghèo là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Nhận thức được và hiểu rõ giá trị này của ĐDSH đối với người nghèo có thể giúp tạo ra các cơ hội kiếm sống, cải thiện điều kiện dinh dưỡng, sức khoẻ và cấp nước, cũng như giảm tác động của thiên tai.
Có nhiều phương pháp khác nhau để vừa bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng vừa hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, gồm cả việc duy trì độ che phủ và chất lượng rừng. Gỗ và các lâm sản ngoài gỗ có thể là những nguồn sống tốt, mang lại nhiều công ăn việc làm cho người nghèo ở vùng cao, vùng xa và là một “nguồn an sinh xã hội” nếu được quản lý tốt và được hỗ trợ về thể chế, kĩ thuật và thị trường. Các lợi ích từ các chức năng môi trường do rừng cung cấp, các cơ hội việc làm trong lĩnh vực chế biến lâm sản và các lợi ích gián tiếp khác, như cải thiện sinh kế và đầu tư giảm đói nghèo của Chính phủ cho các cộng đồng sống trong và gần rừng, cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong công tác xoá đói giảm nghèo. Chiến lược này cần giúp đỡ các cộng đồng nghèo sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên liên quan tới các sinh kế cơ bản và nắm được các cơ hội thị trường. Điều quan trọng là chiến lược này phải xây dựng các phương thức chi trả hiệu quả các khoản thu từ các dịch vụ sinh thái và chia sẻ cho các cộng đồng nghèo trực tiếp liên quan đến bảo tồn ĐDSH và bảo vệ hệ sinh thái rừng. Ví dụ: các công ty thủy điện chi trả tiền bảo vệ rừng cho các cộng đồng vùng thượng nguồn để họ đảm bảo vốn rừng cho duy trì nguồn nước phát điện.