- Giao thông thuỷ Năng lượng (thuỷ điện)
1. Ngân sách nhà nước và tài trợ quốc tế dành cho bảo tồn
Ngân sách Chính phủ và tài trợ quốc tế là hai nguồn đầu tư chính cho bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững ở Việt Nam. Một số thành phần kinh tế tư nhân cũng đang đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học, nhưng đóng góp chưa đáng kể. Giai đoạn 1996-2004, tổng đầu tư cho bảo tồn ĐDSH ước đạt 259 triệu uSD, trong đó từ ngân sách Chính phủ là 81,6 triệu uSD (31,5%) và từ các nhà tài trợ là 177 triệu uSD (68,5%).
Đầu tư của Chính phủ vào bảo tồn ĐDSH cũng được cải thiện rõ ràng, cả về tổng kinh phí đầu tư lẫn tỉ lệ trong đầu tư tổng thể. Từ năm 2006, Chính phủ đã cam kết phân bổ 1% tổng ngân sách quốc gia cho bảo vệ môi trường, tỉ lệ này sẽ được điều chỉnh phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, chi phí trung bình hàng năm dành cho đa dạng sinh học chỉ chiếm 0,4% tổng ngân sách quốc gia.
Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF) được thành lập năm 2005 và do Bộ NN&PTNT quản lý là một phương tiện huy động nhiều nguồn lực cho công tác bảo tồn ĐDSH. Các chương trình trọng điểm quốc gia đã đóng góp vào kinh phí bảo tồn.
Các cơ quan, ban ngành nhà nước chịu trách nhiệm bảo vệ ĐDSH ở Việt Nam như Ban quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn được nhận hai nguồn kinh phí thường xuyên của Chính phủ: kinh phí đầu tư cho hạ tầng cơ sở, thiết bị và các hoạt động; và kinh phí để trả lương cho cán bộ, xăng dầu và các chi phí họat động khác. Ngoài ra, một số chương trình quốc gia cũng cấp kinh phí cho các hoạt động trực tiếp mang lại các lợi ích về bảo tồn, hay gián tiếp đóng góp vào những mục tiêu bảo tồn, nhất là các hoạt động tạo sinh kế thay thế cho các cộng đồng phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Các chương trình trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực này là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình 661) và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng khó khăn nhất (Chương trình 135). Đánh giá gần đây của Quỹ Bảo tồn Việt Nam cho thấy các chương trình của Chính phủ, chủ yếu là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng là nguồn cấp kinh phí lớn nhất cho các bảo vệ rừng đặc dụng, tiếp đó là đầu tư của Chính phủ và ngân sách chi thường xuyên.
Ngân sách cho hoạt động bảo tồn cho Việt Nam còn được cung cấp thông qua các tổ chức bảo tồn phi chính phủ như IuCN, WWF, FFI hay Birdlife International, từ những năm 1990, Chính phủ và các quỹ tài trợ từ các quốc gia phát triển như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, CHLB Đức, Tây Ban Nha, Anh, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Các tổ chức này đã viện trợ hàng trăm triệu đôla giúp tăng cường quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn và bảo vệ các hệ thống rừng đầu nguồn. Hơn 10 dự án lồng ghép bảo tồn và phát triển cộng đồng đã cung cấp tài chính và kỹ thuật để tăng cường bảo tồn ĐDSH ở các khu bảo tồn Hoàng Liên, Cúc Phương, Pù Luông, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã, Cát Tiên, Chư Mom Rây và u Minh Thượng.