Những kết quả đạt được trong các công trình đã công bố Về lý luận:

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 26 - 27)

bố - Về lý luận:

Trong nhận thức về khái niệm, các công trình làm rõ được khá nhiều khía cạnh về KTTN, trong đó có công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra KTTN là phạm trù phân biệt với kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và sự phân biệt đó trước hết là ở quan hệ sở hữu và chủ thể kinh tế; đã chỉ ra KTTN chính là lực lượng chủ yếu trong sản xuất NN, kể cả NN ứng dụng công nghệ cao của quốc gia; hướng phát triển thành các tập đoàn kinh tế trong các quan hệ thương mại quốc tế. Nhiều công trình ở trong nước đã xác định được vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới góc độ quản lý kinh tế hoặc kinh tế NN; xác định các hình thức của KTTN trong NN như kinh tế hộ, kinh tế TT, tổ hợp tác, HTX, DN tư nhân; đã đề cập đến các mối quan hệ liên kết giữa KTTN với các khu vực kinh tế khác và xu hướng của nó theo quy luật phát triển của lịch sử và phát triển của kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập quốc tế.

- Về thực tiễn:

Các công trình nghiên cứu trên đã có những phân tích, đánh giá về thực trạng của KTTN trong NN ở các hình thức như kinh tế hộ, kinh tế TT, HTX, DN

tư nhân trên phạm vi quốc gia và ở một số tỉnh, thành phố trong nước. Trong đó, đã hướng vào phân tích các nội dung về số lượng, cơ cấu của các hình thức KTTN, quy mô, ngành nghề hoạt động của các chủ kinh tế, mức độ phát triển và sự thay đổi tỷ trọng của các hình thức này trong ngành NN và trong nền kinh tế, năng lực cạnh tranh và đánh giá các hoạt động liên kết giữa KTTN với các DN và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Có một số công trình quan tâm đến vai trò nhà nước đối với KTTN trong NN, phân tích, đánh giá thực trạng nhà nước sử dụng các công cụ và chính sách kinh tế nhằm can thiệp, hỗ trợ, thúc đẩy hoặc điều chỉnh hoạt động của các chủ thể thuộc khu vực kinh tế này và các giải pháp hoàn thiện các công cụ, chính sách đó. Có công trình nghiên cứu về phát triển NN đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế và phát triển NN bền vững, trong đó có đề cập đến phát triển KTTN trong NN.

Riêng đối với tỉnh Hải Dương, vấn đề KTTN trong NN cũng đã được một số tác giả quan tâm với các công trình đã công bố tiếp cận từ chuyên ngành kinh tế NN, quản lý kinh tế và kinh tế phát triển. Trong đó, có một số nghiên cứu đề cập đến vai trò của kinh tế hộ, kinh tế TT trong khai thác và phát huy các nguồn vốn, nhân lực trong tỉnh và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Đã có nghiên cứu về vấn đề thu hút vốn đầu tư để phát triển NN của tỉnh nhà, trong đó có từ khu vực KTTN; Về giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển NN của tỉnh. Có công trình đã quan tâm đến nghiên cứu đến các hình thức như liên kết kinh tế giữa DN chế biến nông sản với hộ nông dân; đến phát triển NN tỉnh Hải Dương theo hướng hiện đại, NN công nghệ cao, NN theo các tiêu chuẩn thuộc lĩnh vực trồng trọt, nông sản thực phẩm, tiêu chuẩn hữu cơ và tiêu chuẩn GAP.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w