tế tư nhân trong nông nghiệp và hướng nghiên cứu của luận án
- Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị, có thể thấy những khoảng trống trong các công trình khoa học đã công bố trên các mặt như sau:
Về lý luận, chưa có công trình nào bàn sâu, làm rõ bản chất, đặc điểm, vị trí của KTTN trong NN. Việc nghiên cứu vai trò của KTTN trong NN đối với phát
triển ngành NN nói riêng và trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung cũng chưa được các công trình đã công bố luận giải một cách sâu sắc, rõ ràng. Vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN trong NN cũng chưa được quan tâm một cách có hệ thống dựa trên một cơ sở lý luận khoa học. Những khoảng trống về lý luận nêu trên không chỉ ở bình diện nghiên cứu KTTN trong NN trên phạm vi cả nước mà còn ở cấp tỉnh, thành phố. Nếu thiếu những cứ liệu khoa học này thì không thể có những đánh giá tổng thể thực trạng KTTN trong NN và cũng không thể có quan điểm định hướng và giải pháp thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển đúng hướng.
Về thực tiễn, các công trình khoa học đã công bố vẫn đang bỏ ngỏ việc tổng kết, đánh giá một cách hệ thống về KTTN trong NN, nhất là vị trí, đặc điểm và xu hướng vận động của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong 10 năm gần đây ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Hải Dương nói riêng. Do vậy, chưa có những phân tích dự báo để xác định phương hướng và giải pháp để phát triển đúng hướng khu vực kinh tế này trong những năm tiếp theo.
- Hướng nghiên cứu của đề tài luận án
Từ những khoảng trống nêu trên, đề tài luận án của nghiên cứu sinh sẽ hướng vào nghiên cứu các nội dung sau:
Về lý luận, phân tích và làm rõ bản chất, vị trí, vai trò và xu hướng vận động của KTTN trong NN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến KTTN trong NN, tác giả nghiên cứu thực trạng của nó để xây dựng phương hướng, đề xuất giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế này trong thực tiễn.
Về thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm về KTTN trong NN trên địa bàn một tỉnh, thành phố để rút ra bài học cần thiết nhằm đánh giá và giải quyết vấn đề này ở tỉnh Hải Dương.
Phân tích và đánh giá thực trạng KTTN trong NN trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2008 đến năm 2017, đi sâu vào thực trạng của nó dưới các hình thức cụ thể, tìm ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân thực trạng này; nghiên cứu dự báo xu hướng vận động phát triển của khu vực KTTN trong NN; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển trong những năm tới.
Chương 2