Kinh tế tư nhân trong nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, nâng cao mức sống dân cư, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 104 - 105)

kinh tế địa phương, nâng cao mức sống dân cư, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn

Trong những năm qua, nhờ huy động được nguồn vốn đầu tư của các tầng lớn dân cư vào đầu tư phát triển, đặc biệt là sản xuất NN và các ngành dịch vụ có liên quan, đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương, nâng cao mức sống dân cư. Qua bảng số liệu 3.12 cho thấy: từ năm 2008 đến 2016, nhờ đóng góp của khu vực KTTN trong NN mà tổng sản phâm trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng liên tục.

Bảng 3.12: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương (GRDP) theo giá hiện hành

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2010 2014 2015 2016 2017

GRDP 23.533 41.873 70.716 76.430 82.714 90.408

Chia theo loại hình kinh tế

KT nhà nước 6.548 9.239 13.190 13.318 14.502 15.476 Cơ cấu (%) 26,2 22,1 18,7 17,3 17,5 17,1 KT tập thể 186 316 523 648 486 532 Cơ cấu (%) 0,8 1.0 0.7 0.8 0.6 0,6 KT tư nhân 12.946 20.968 36.684 38.760 40.757 43.465 Cơ cấu (%) 54,9 50,1 41,9 50,8 49,3 48,1 KT FDI 3.854 8.428 15.819 17.983 20.491 23.782 Cơ cấu (%) 16,4 20,1 24,4 23,5 24,8 26,3

Chia theo ngành kinh tế

NLTS 5.590 7.107 9.365 9.696 10.279 9.616Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2011, 2017, Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2011, 2017,

Trong vòng 8 năm, tổng sản phâm trên địa bàn tỉnh tăng 4,1 lần, từ 22.533 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 90.408 tỷ đồng năm 2017. Trong đó đóng góp của khu vực KTTN luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2017 KTTN đóng góp 43.465 tỷ đồng, chiếm đến 48,1% GDP toàn tỉnh, riêng lĩnh vực NLTS đóng góp 9.616 tỷ đồng, chiếm 10,6%. Kinh tế FDI chiếm 26,3%, thấp nhất là kinh tế nhà nước chiếm 17,1%; kinh tế tập thể đóng góp không đáng kể, chỉ < 1%. Tuy nhiên, do đặc thù các loại hình KTTN trong NN chủ yếu là hộ gia đình, TT hay DN có quy mô nhỏ, nên tỷ trọng đóng góp của KTTN trong NN vào tăng trưởng kinh tế của địa phương có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây, từ 54,9% năm 2008 giảm xuống dần còn 48,1% năm 2017. Tuy nhiên, sự phát triển của KTTN trong NN cũng góp phần vào thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân nông thôn, năm 2016 thu nhập từ NLTS của người lao động chiếm 14,2% trong tổng số nguồn thu [14, tr.362]. Thu nhập bình quân của người lao động trong các DN NN và hoạt động dịch vụ có liên quan tăng (từ 1.978 nghìn đồng năm 2010, đến năm 2016 đạt 3.765 nghìn đồng) (xem Phụ lục 10). Từ đó cũng góp phần làm cho thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương tăng lên nhanh chóng: năm 2008 là 918 nghìn đồng, năm 2012 tăng lên là 1.934 nghìn đồng, năm 2014 là 2.755 nghìn đồng, năm 2017 đạt 3.375 nghìn đồng tăng 3,67 lần so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn tỉnh Hải Dương cũng giảm đáng kể từ 12,2% năm 2008 giảm xuống còn 3,5% năm 2017 [15, tr.547].

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 104 - 105)