Nguồn lực đầu vào cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp tỉnh Hải Dương yếu, khó tiếp cận được với ưu đãi của Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 114 - 117)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

3.3.2.2. Nguồn lực đầu vào cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp tỉnh Hải Dương yếu, khó tiếp cận được với ưu đãi của Nhà nước

Hải Dương yếu, khó tiếp cận được với ưu đãi của Nhà nước

- Lao động làm việc trong lĩnh vực NN nói chung và KTTN trong NN nói riêng ở tỉnh Hải Dương dồi dào nhưng chất lượng rất thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Theo kết quả điều tra Lao động và việc làm của cục thống kê tỉnh Hải Dương năm tại thời điểm 31/12/2015 cho thấy trong tổng số 1.012.237 người trên 15 tuổi có việc làm, thì có 395.024 người làm việc trong lĩnh vực NLTS. Trong đó có 374.083 chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chiếm 94,7%), 9208 người tốt nghiệp các trường dạy nghề (chiếm 2,3%), 5612 có trình độ trung cấp

chuyên nghiệp (chiếm 1,4%), 1680 người có bằng cao đẳng (chiếm 0,4%), và 2871 người có bằng đại học (chiếm 0,7%) (xem phụ lục 9). Vì vậy, đội ngũ lao động trong NN ở tỉnh Hải Dương có thể nói vừa thiếu vừa thừa, không đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể sản xuất kinh doanh.

- Lao động quản lý cũng không khả quan hơn. Qua khảo sát thực tế 100 chủ TT và 500 hộ nông dân về trình độ chuyên môn cho thấy: 94% chủ hộ và 72% chủ TT không có trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo, những kiến thức về chăn nuôi trồng trọt họ có được chỉ nhờ học hỏi qua các lớp tập huấn do trung tâm khuyến nông huyện về giảng dạy, hoặc qua sách báo, hay học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Vì vậy, việc am hiểu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của họ còn hạn chế; việc quản lý sản xuất, quản lý lao động chưa thật sự chặt chẽ; chế độ thống kê, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán chưa có nề nếp, nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân tích tình hình hoạt động của sản xuất. Chỉ có 6% chủ hộ và 25% chủ TT được đào tạo nhưng cũng ở trình độ trung cấp, 3% chủ TT có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học (xem Phụ lục 1.14).

- Nguồn vốn của KTTN trong NN ở tỉnh Hải Dương: Một mặt, với quy mô vốn ban đầu đã nhỏ, chủ yếu tích lũy trong quá trình sản xuất với mức thu nhập thất thường từng năm thì nguồn này cũng không đáng kể. Mặt khác, khi cần vay vốn đầu tư cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu có chỉ có thể vay ở các ngân hàng thương mại với mức lãi suất cao và không thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế tại 500 hộ gia đình, 100 TT và một số DN tại địa phương, cho thấy hầu hết các hộ gia đình có quy mô nhỏ đều sử dụng nguồn vốn tích lũy, nếu có thì cũng chỉ vay từ anh em bạn bè và người thân, ít có nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Các hộ và TT, DN có quy mô lớn hơn, có nhu cầu vay vốn, nhưng cũng chỉ vay được từ các ngân hàng thương mại. Việc tiếp cận các nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại khá dễ dàng nếu có tài sản thế chấp, thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng trong thực tế các hộ có quy mô tổng đàn lên đến 100 con lợn, TT chăn nuôi có quy mô lớn với tổng đàn từ vài trăm đến 1000 con lợn, 4000 con gà, hay với các DN đầu tư vào sản xuất NN công nghệ cao, NN hữu cơ thì đây là vấn đề nan giải. Bởi, thứ nhất các TT và DN thường thuê đất

của các hộ dân trong thời hạn nhất định, nên chỉ có giấy xác nhận thuê đất chứ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thứ hai, các ngân hàng chỉ xác định mức cho vay dựa trên định giá diện tích đất chứ không định giá tài sản trên đất; thứ ba, các DN và người dân chưa được cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng tài sản trên đất nên chưa có căn cứ để thế chấp vì đất thuê nên DN chưa thể có quyền sở hữu để thế chấp, vay vốn; thứ tư, bản thân khác ngân hàng thương mại vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc xác định khách hàng nào đáp ứng tiêu chí về dự án NN ứng dụng công nghệ cao, NN sạch; thứ năm, việc đầu tư NN công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, nhưng nhìn chung các DN chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa thực sự sẵn sàng tham gia sản xuất NN ứng dụng công nghệ cao một cách bài bản, chưa có phương án sản xuất hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, thị trường tiêu thụ không ổn định. Mặc dù các TT hay DN phải đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại, nhà lưới, thiết bị tưới tiêu..., phục vụ sản suất. Như vậy, với tiêu chí và điều kiện cho vay khắt khe, thủ tục rườm rà, nên các TT và các DN ở Hải Dương vẫn khó tiếp cận vốn vay, lại càng không thể với được đến nguồn vốn vay ưu đãi.

- Khó khăn trong việc thuê đất phục vụ sản xuất: Dù Hải Dương là một trong những tỉnh tích cực trong công tác dồn điền đổi thửa, nhưng so với nhu cầu thực tế, diện tích đất NN vẫn còn manh mún. Công ty cổ phần nông nghiệp hữu cơ HD - Green là một ví dụ điển hình trong nhiều công ty khác đang gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất.

Để có được được 8.000m2 đất phục vụ sản xuất, giám đốc công ty phải tự phải đàm phán với từng hộ dân để thuê đất, sau khi vận động 18 hộ nông dân, anh cũng gom được diện tích mình cần. Tự bỏ vốn đầu tư, xây dựng hệ thống nhà lưới, đường điện, ống dân nước rất tốn kém, mà vốn vay hoàn toàn từ các ngân hàng thương mại với lãi xuất cao. Phía chính quyền tỉnh và Sở NN&PTNT có đến thăm và hứa sẽ hỗ trợ về vốn, nhưng DN sau một năm hoạt động lời hứa vẫn chỉ là lời hứa. Anh nói dù DN mới thành lập, sản phẩm hữu cơ tuy giá thành cao hơn với sản phẩm thông thường nhưng với chất lượng đảm bảo nên thị trường không là vấn đề, sản phẩm của công ty anh làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Phần lớn được cung cấp qua các siêu

thị và các cửa hàng nông sản sạch của tỉnh. Cái khó nhất của DN lúc này là vốn và mặt bằng.

Nguồn: Phỏng vấn Giám đốc doanh nghiệp, nam, cử nhân và trải nghiệm tại khu nhà lưới của công ty ở thôn Thượng Bái, xã Toàn Thắng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, ngày 12/12/2017, có ảnh kèm theo.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 114 - 117)