Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 132 - 135)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

4.1.3.2. Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm

tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Quán triệt quan điểm về mục tiêu phát triển KTTN theo tinh thần Đại hôi Đảng toàn quốc lần thức XII, cùng với các căn cứ đã nêu, tác giả mạnh dạn đề xuất phương hướng phát triển KTTN trong NN tỉnh Hải Dương đến năm 2025, tầm nhìn 2030 như sau:

- Phát triển KTTN trong NN để cho KTTN trở thành động lực quan trọng thúc đẩy nền NN và kinh tế thị trường ở tỉnh Hải Dương phát triển. Để các chủ thể KTTN trong NN phát huy hết khả năng và lợi thế của mình, khuyến khích đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi, theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, hình thành một số vùng trọng điểm, vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh nhà. Hướng các hộ gia đình, TT, tập trung khai thác các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế trong tỉnh, khai thác tối đa lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để tạo ra các sản phẩm đặc hữu có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NN tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ xuất khẩu. Đồng thời, đa dạng hóa các ngành nghề, nhất là những dịch vụ cung ứng vật tư NN, phục vụ cho quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế sau thu hoạch và tiêu thụ nông sản.

- Phát triển KTTN trong NN theo hướng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN tỉnh Hải Dương theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong NN là một xu hướng tất yếu trong quá trình CNH, HĐH và phát triển KTTN trong NN cũng phải phục vụ mục tiêu CNH, HĐH NN nông thôn. Để đạt mục tiêu đó, cần xây dựng quy hoạch vùng sản xuất tập trung và quản lý quy hoach chặt chẽ, đưa toàn bộ TT, hộ gia đình chăn nuôi vào khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, hình thành vùng nguyên liệu ổn định đảm bảo cung ứng kịp thời, thường xuyên cho các cơ sở chế biến; Xây dựng mục tiêu phát triển đồng thời có cơ chế kiểm soát chặt chẽ các trang trại, hộ chăn nuôi theo mục tiêu, tránh tình trạng phát triển tự phát; Có cơ chế hỗ trợ các chủ thể KTTN hoạt động phát triển dịch vụ NN, nhất là dịch vụ cung ứng đầu vào và dịch vụ tiêu thụ hàng nông sản kịp thời, hiệu quả. Khuyến khích việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NN, nhất là công nghệ cao và thân thiện với môi trường, khuyến kích tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp trên cơ sở hỗ trợ của chính quyền địa phương.

- Phát triển KTTN trong NN tỉnh Hải Dương theo hướng đa dạng hóa các loại hình kinh tế. Hiện nay ở Hải Dương dù hiện nay đã có các loại hình kinh tế như mô hình hộ NN, mô hình TT và mô hình DN. Nhưng mô hình hộ NN vẫn là phổ

biến, rất ít DN hoạt động trong NN. Do vậy, khuyến khích các hộ NN khi có đủ điều kiện mạnh dạn chuyển sang mô hình sản xuất quy mô lớn, hoạt động theo cơ chế thị trường. Mô hình đó có thể là TT, hay DN tùy theo lĩnh vực hoạt động và khẳ năng của mình. Có cơ chế chính sách đặc thù nhằm thu hút ngày càng nhiều DN, đặc biệt là DN FDI tham gia vào sản xuất NN, bao gồm cả lĩnh vực chế biến nông sản. Đây là một quá trình tất yếu khách quan trong phân công lao động quốc tế, vì

TT hay DN quy mô lớn hơn, sẽ sản xuất và cung ứng được ra thị trường những sản phẩm chất lượng và đồng đều hơn so với hộ.

- Phát triển KTTN trong NN dựa trên cơ sở tăng cường liên kết 5 nhà, giữa nhà nông, nhà DN với nhà khoa học, nhà nước và nhà băng, tạo lên một mối liện kết chặt chẽ theo hướng chuyên môn hóa. Để người nông dân chỉ tập trung vào chăm lo sản xuất. DN là lực lượng chủ trốt trong khâu cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Nhà nước vó vai trò quan trọng trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất NN. Nhà khoa học sẽ đảm nhiệm khâu nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cũng như con giống... Ngân hàng sẽ là nơi cung ứng dịch vụ về vốn đảm báo đáp ứng nhu cầu cho các chủ thể khi cần. Gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ thông qua các mô hình liên kết, nhất là liên kết giữa nông dân với NN. Thu hút các DN khu vực KTTN tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm NN.

- Phát triển KTTN trong NN hướng đến một nền NN sạch, chất lượng cao và thân thiện với môi trường. Xã hội phát triển, người dân ngày càng chú ý đến sức khỏe của bản thân cũng như của gia đình. Do vậy, thực phẩm sạch là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội và người tiêu dùng. Mặt khác, cùng với sự phát triển khoa học công nghệ thì nhận thức của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm càng tăng, dẫn đến nhu cầu cao về thực phẩm sạch. Người tiêu dùng hiểu biết đang đòi hỏi nhiều hơn từ các loại thực phẩm họ ăn. Do vậy, khuyến khích các hộ gia đình, TT, DN đầu tư vào NN sản xuất theo hướng NN hữu cơ, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, đồng thời có cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các chủ thể sản xuất theo hướng này.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w