Từng bước xây dựng thương hiệu cho các hàng nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 137 - 138)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

4.2.1.2. Từng bước xây dựng thương hiệu cho các hàng nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương

lực của tỉnh Hải Dương

Để đầu ra của hàng nông sản luôn được ổn định, thì việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ là chưa đủ. Một hàng nông sản có chất lượng và bảo vệ được uy tín chất lượng của mình trong thời gian dài mới là cách để níu chân khách hàng, do vậy cần xây dựng thương hiệu cho nó. Thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bảo hộ, do đó, nó được pháp luật bảo hộ và có khả năng mua bán trên thị trường. Thương hiệu là một tài sản vô hình nhưng lại vô cùng có giá trị đối với bất kỳ hàng hóa nào, có được thương hiệu sẽ tạo niềm tin và lấy được lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm. Ðã qua rồi giai đoạn "hữu xạ tự nhiên hương", trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay, chất lượng nông sản không chỉ là truyền miệng, là cảm nhận, mà quan trọng hơn, sản phẩm phải được bảo đảm bằng nhãn mác, bao bì, lôgô, nguồn gốc xuất xứ… Chính vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền, xây dựng thương hiệu trở nên cấp bách nếu muốn khách hàng tin dùng.

Hải Dương cũng đã có một số mặt hàng nông sản được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý như ổi, vải thiều Thanh Hà, hay chứng nhận nhãn hiệu tập thể như gà đồi, na Chí Linh; gạo nếp cái hoa vàng, bột sắn dây Kinh Môn; cà rốt, củ đậu Nam Sách… Tuy nhiên, đây chỉ là nhãn hiệu, một cái tên để định danh và phân biệt hàng hóa, chưa phải là thương hiệu theo đúng nghĩa của nó nên dễ bị hàng hóa ở nơi khác đem đến trà trộn, mượn danh địa phương cho dễ bán. Điều đó cho thấy các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ mới chỉ ở giai đoạn đầu, đặt cơ sở, nền móng cho việc xây dựng thương hiệu nông sản. Dù có nhiều loại nông sản đặc trưng của các vùng miền, tuy nhiên, do chưa xây dựng được thương hiệu nên

nhiều sản phẩm chưa được người tiêu dùng biết đến, hoặc phải xuất khẩu dưới dạng thô và thông qua các thương hiệu nước ngoài, thậm chí nhiều nhãn hiệu đã bị “cướp tay trên”. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều nông sản trên cả nước chứ không riêng gì ở Hải Dương.

Muốn xây dựng được thương hiệu mạnh, trước hết mỗi sản phẩm phải đạt được đến một khối lượng đủ lớn và ổn định, bảo đảm chất lượng đồng đều, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và ổn định theo yêu cầu thị trường; giá bán mang tính cạnh tranh, kênh phân phối phải đảm bảo lợi ích hài hòa, hợp lý của tất cả các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa. Việc này, nếu tách nhau ra, bản thân người nông dân hay tự bản thân DN không thể làm được mà cần có sự chung tay của cả DN, người nông dân phối hợp, liên kết thực hiện đồng bộ các khâu từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, nhất là kiểm soát chất lượng sản phẩm. Trong đó DN đóng vai trò chủ lực trong xây dựng thương hiệu nông sản. Ðồng thời, các DN cũng cần "bắt tay" nhau, cùng đầu tư khoa học - công nghệ, từng bước hạn chế xuất khẩu thô, chuyển dần sang chế biến, xuất khẩu tinh nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, từ đó tạo thương hiệu bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w