Cơ chế chính sách và tổ chức quản lý nhà nước, đặc biệt là chính sách được phân cấp ở địa phương liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 63 - 65)

sách được phân cấp ở địa phương liên quan đến kinh tế tư nhân trong nông nghiệp

Về cơ chế chính sách: Đây là nhân tố rất quan trọng tạo hành lang pháp lý cho quá trình phát triển KTTN trong NN, khi môi trường pháp lý được đảm bảo sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng, không còn sự phân biệt đối sử giữa các thành phần kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, đồng thời là động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển trong khuôn khổ của pháp luật. Trong những năm qua, chúng ta đã lỗ lực rất nhiều trong điều chỉnh chính sách, pháp luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KTTN trong NN, đặc biệt là khuyến khích các DN đầu tư vào NN nhưng trong thực tế còn nhiều bất cập.

Lấy chính sách đất đai làm ví dụ: Kể từ năm 2008 đến năm 2013, chúng ta vẫn áp dụng chính sách đất đai theo Luật Đất đai 2003 quy định: thời hạn giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ 20 - 50 năm (Điều 70). Với thời hạn quy định như vậy là quá ngắn, chưa đủ thời gian để người dân thu hồi lại vốn ban đầu đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chuồng trại v.v. Trong khi năng lực tổ chức thực hiện thẩm quyền được phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương còn hạn chế, dẫn đến những vụ kiện tụng, khiếu kiện kéo dài. Luật Đất đai 2013 ra đời nhằm điều chỉnh những hạn chế và thiếu sót của Luật Đất đai 2003. Về mặt pháp lý cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của đa số các tầng lớp nhân dân nói chung và nông dân nói riêng khi mở rộng thời hạn giao đất. Nhưng sau 5 năm thực thi, một số quy định của Luật Đất đai 2013 dường như lại đang cản trở sự phát triển của nền NN hàng hóa quy mô lớn, không còn phù hợp với tốc độ hội nhập. Như quy định mức hạn điền: đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hạn mức giao đất NN là đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất NN là không quá 03 héc ta; đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác không quá 02 héc ta. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng [67, tr.162]. Trong khi thực tế

nhu cầu của chủ TT hay chủ DN là cao hơn thế, nhất là những TT trồng trọt đòi hỏi phải có diện tích lên đến 100 ha mới hiệu quả. Nhiều DN muốn có đất phải tự đi đàm phán với từng hộ nông dân để mua lại quyền sử dụng đất, khi họ có trong tay hàng chục thậm chí hàng trăm sổ đỏ, họ lại phải làm việc với chính quyền địa phương thuê lại phần diện tích đó. Đây là điều cực kỳ gây khó khăn cho DN, trong khi họ có đất cũng không thể cầm cố đất đai để vay vốn.

Trong phạm vi cấp tỉnh, những chính sách được phân cấp ở địa phương lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà hay kìm hãm KTTN trong NN phát triển. Chính quyền cơ sở không chỉ là nơi cụ thể hóa sánh sách của Nhà nước mà còn tối ưu hóa chính sách đó tại địa bàn mình quản lý. Chỉ có chính quyền sở tại, trực tiếp quản lý mới hiểu biết rõ về lợi thế đặc thù của địa phương mình có. Từ đó mà có nhưng chính sách hợp lý nhằm thu hút đầu tư, khơi dậy hết tiềm năng vốn có, khai thác tối đa lợi thế đó. Đồng thời cũng chỉ có chính quyền địa phương mới biết rõ được những bất cập và có những biện pháp tháo gỡ những “nút thắt” của địa phương mình. Các vấn đề về kết cấu hạ tầng, tích tụ, tập trung đất đai, phát triển nguồn nhân lực, hợp đồng sản xuất thì chỉ có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương mới có thể giải quyết. Làm được điều đó sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn từ khu vực KTTN vào khu vực NN và nông thôn.

Về tổ chức quản lý nhà nước có liên quan đến KTTN trong NN: đây là nhân tố do con người tạo ra những mối quan hệ có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy các chủ thể thuộc KTTN đầu tư vào nông nghiệp. Nhiều vấn đề bất cập thuộc về hành chính và thể chế kinh tế đang gây trở ngại cho các chủ thể kinh tế nói chung, và KTTN trong NN nói riêng. Dù trong những năm gần đây đã được cải thiện nhiều nhờ sự lỗ lực của chính phủ trong việc xây dựng, ban hành chính sách phát luật. Nhưng chúng ta còn thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra chất lượng của của các quyết định, chính sách, đặc biệt là các chính sách mang tầm nhìn dài hạn. Bộ máy hành chính nhà nước hoạt động kém hiệu quả, năng lực của một bộ phận cán bộ công chức nhà nước còn hạn chế, thiếu chuyên nghiệp và còn mạng nặng tính mệnh lệnh, hành chính, chưa thực sự hoạt động theo hướng phục vụ.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 63 - 65)