TRONG NÔNG NGHIỆP
TRONG NÔNG NGHIỆP TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1.1. Bản chất và hình thức của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
2.1.1.1. Bản chất, đặc điểm của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
* Bản chất của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp
Kinh tế tư nhân là khái niệm dùng để chỉ hình thức kinh doanh của một bộ phận dân cư trong xã hội. Theo Từ điển tiếng Anh (Cambridge Dictionary) [113] KTTN là một phần của nền kinh tế quốc dân bao gồm các DN tư nhân như hộ gia đình và DN sử dụng hầu hết các nguồn lực trong một nền kinh tế. Trong nền kinh tế quốc dân, KTTN được xác định là một khu vực (the private sector) phân biệt với khu vực công hay khu vực kinh tế nhà nước. Margaret Rouse (2013) nêu quan niệm: Khu vực tư nhân là một phần của hệ thống kinh tế của một quốc gia được điều hành bởi các cá nhân và công ty, chứ không phải là chính phủ. Hầu hết các tổ chức khu vực tư nhân được điều hành với mục đích kiếm lợi nhuận. Phân khúc nền kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ được gọi là khu vực công. Các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận đôi khi được coi là tạo nên một phân khúc thứ ba và gọi là lĩnh vực tình nguyện. Tuy nhiên, các tổ chức như vậy thường được coi là một phần của khu vực tư nhân [108, tr.21-34]. Như vậy, có thể hiểu KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài nhà nước, không thuộc sở hữu của nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới các hình thức DN, công ty tư nhân và các đơn vị kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế tư nhân có mặt ở tất cả các nước, nhất là những nước theo mô hình phát triển kinh tế thị trường tự do kiểu Mỹ và cả những nước theo đuổi mô hình nền kinh tế phúc lợi ở phương Tây. Ở các nước này, khu vực KTTN sử dụng hầu hết các nguồn lực trong các ngành của nền kinh tế. Nó tồn tại và hoạt động dưới các hình thức: kinh tế hộ, kinh tế cá thể, tiểu chủ và DN tư nhân, công ty trách nhiệm