Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội đối với kinh tế tư nhân nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hải Dương nói riêng

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 138 - 140)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

4.2.1.3. Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội đối với kinh tế tư nhân nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hải Dương nói riêng

nhân nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp ở Hải Dương nói riêng

Tỉnh thường xuyên chỉ đạo củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đại diện cộng đồng DN. Hằng năm, Hiệp hội DN tỉnh đã tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri theo chuyên đề và tổ chức lấy ý kiến một số DN có liên quan tham gia vào chương trình xuất nhập khẩu của tỉnh; chuyên mục DN hỏi - Cơ quan nhà nước trả lời”, “Gương sáng Doanh nhân”, trên đặc san của Hiệp hội, đã tập hợp được đông đảo hội viên trợ giúp, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, bắt đầu có tiếng nói đại diện cho cộng đồng DN. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, yếu kém như: các hoạt động thưa thớt, thiếu mạnh dạn, chưa tới cùng; việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, các hoạt động thể hiện vai trò là cầu nối trong phổ biến chính sách pháp luật, đại diện và truyền tải các khó khăn và đề xuất kiến nghị của cộng đồng kinh doanh tới các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.

Trong những năm tới, cần tiếp tục kiện toàn, thành lập thêm các hiệp hội và tổ chức mới, vừa xúc tiến đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức, hiệp hội theo mô hình và thông lệ hoạt động của các tổ chức và hiệp hội tương tự ở các nước phát triển trên thế giới hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Thành lập câu lạc bộ DN, trong đó ban chủ nhiệm câu lạc bộ phải là chủ một số DN có uy tín, do chính các DN trên địa bàn tín nhiệm bầu chọn. Có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, cung cấp thông tin về các chính sách của nhà nước liên quan cho các DN; tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ cho các chủ DN; là cầu nối tin cậy giữa chính quyền địa phương và DN. Ngoài ra từng nhóm DN thuộc cùng loại hình, hoặc có ngành nghề kinh doanh tương tự nhau có thể hình thành các chi hội nhỏ, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tìm kiếm thị trường cho nhau.

Các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội làm vườn…, đã, đang và ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình tăng cường hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các hội viên là nông dân, chủ TT với các DN ở địa phương. Song cần cải cách và tăng cường hơn nữa vai trò của các tổ chức này sao cho Hội phải trở thành cầu nối liên kết giữa các nông dân với nhau trong tổ chức sản xuất, lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp, hình thành vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu về khối lượng, chủng loại hàng hóa.

Đối với hiệp hội ngành nghề như: Hiệp hội sản xuất và tiêu thụ Vải thiều Thanh Hà, Hiệp hội gà đồi Chí Linh v.v, phải cùng nhau xây dựng chiến lược kế hoạch dài hạn hoạt động phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế, bảo vệ quyền lợi, tôn trọng và không vi phạm điều luật quốc tế trong hội nhập. Phải làm tốt vai trò là cầu nối giữa DN và các cơ quan quản lý, tạo điều kiện kết nối giao lưu giữa các DN hội viên; tăng cường phổ biến kiến thức về pháp luật của các nước về các vấn đề như sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, quản lý chất lượng, các quy tắc về nguồn gốc, xuất sứ hàng nông sản cho DN hội viên. Hỗ trợ DN xây dựng và tiếp thị thương hiệu, sản phẩm của DN tới các thị trường xuất khẩu theo con đường chính ngạch.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 138 - 140)