càng nhiều nguồn vốn lớn trong dân cư vào đầu tư phát triển
Khu vực KTTN trong NN tỉnh Hải Dương đã thu hút được nguồn vốn rất lớn còn tồn đọng trong dân cư vào đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi. Qua khảo sát thực tế 37% nguồn vốn từ gia đình do tích lũy 47% vay của bà con bạn bè thân quen. Số liệu tương ứng đối với TT là 40%; 20%, chỉ có số rất ít 16% hộ gia đình và 40% TT vay từ ngân hàng hoặc từ quỹ tín dụng (xem Phụ lục 1.4).
Qua số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hải Dương cũng cho thấy: So với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thì KTTN luôn
có tỷ trọng và tốc độ phát triển vốn đầu tư cao hơn cả. Năm 2010 lượng vốn đầu tư cho phát triển của khu vực kinh tế nhà nước là 4.232 tỷ đồng, đến năm 2016 có tăng nhưng không đáng kể, chỉ đạt 5.279 tỷ đồng, năm 2017 còn thấp hơn năm 2016, chỉ đạt 4648 tỷ đồng, trong vòng 8 năm lượng vốn của khu vực này chỉ tăng 1,2 lần.
Bảng 3.11: Vốn đầu tư phát triển theo giá hiện hành
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số 20.088 21.925 21.854 23.333 24.979 26.797 31.774 37.016 Chia theo loại hình kinh tế
Nhà nước 4.232 4.038 3.524 4.106 4.621 5.229 5.279 4684
Cơ cấu (%) 21 19 16 17 18 19 16 13
Của tố chức, DN 6.642 6.580 5.606 5.255 7.000 7.942 8.466 8491
Cơ cấu (%) 33 30 26 25 28 29 26 23
Của dân cư 3.065 4.414 5.657 6.622 7.280 8.767 10.342 13142
Cơ cấu (%) 15 20 21 28 30 33 33 36
Khu vực FDI 6.149 6.893 7.067 7.350 5.704 5.041 7.686 10699
Cơ cấu (%) 31 31 37 32 23 17 24 29
Chia theo ngành kinh tế cấp 1
NLTS 472 489 512 531 595 656 775 896Cơ cấu (%) 2,3 2,3 2,4 2,4 2,4 2,4 2,4 2,4 Cơ cấu (%) 2,3 2,3 2,4 2,4 2,4 2,4 2,4 2,4
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2017, Nxb Thống kê [15, tr.117, tr.121] Khu vực FDI cũng không mấy sáng hơn, tăng 1,7 lần, từ 6.141 tỷ đồng năm 2010 đến năm 2017 cũng chỉ đạt 10.699 tỷ đồng. Ngược lại, khu vực kinh tế tư nhân (DN + dân cư) luôn có tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất, năm 2010 với tổng số vốn đầu tư đạt 9.707 tỷ đồng; tăng gấp 2,23 lần sau 8 năm, đạt 21.633 tỷ đồng vào năm 2017. Trong đó, vốn của khối DN tăng không nhiều mà chủ yếu là huy động nguồn vốn từ cộng đồng dân cư (tăng 4,25 lần): Từ 3.065 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 13.142 tỷ đồng năm 2017, chiếm đến 36% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh, cao nhất trong tất cả nguồn vốn được huy động. Nhờ vậy, khiến cho cơ cấu vốn đầu tư toàn tỉnh có sự thay đổi mạnh, trong khi khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế FDI lượng vốn đầu tư cho phát triển có xu hướng giảm sút (21% giảm xuống còn 16% đối với kinh tế nhà nước và từ 31% giảm xuống còn 24% đối với khu
vực FDI) thì khu vực KTTN lại có xu hướng tăng lên rõ rệt từ 48% năm 2010, đến năm 2016 đạt 59%, thậm chí năm 2015 còn đạt 62% (xem bảng 3.11). Nếu chia theo ngành kinh tế cấp 1, vốn đầu tư của NLTS cao thứ 4 trong tổng số 21 ngành và chỉ đứng sau ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, Vận tải kho bãi, Hoạt động kinh doanh bất động sản và Sản xuất phân phối điện khí đốt, nước nóng, điều hòa không khí [15, tr.121].