Chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư và đổi mới trang thiết bị công nghệ theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng hàng

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 153 - 157)

- Nhận thức của người sản xuất còn mang nặng tính tiểu nông, tính tư hữu tư nhân luôn chi phối tư duy của người sản xuất, nên không ít các chủ thể KTTN trong

4.2.3.3. Chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư và đổi mới trang thiết bị công nghệ theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng hàng

mới trang thiết bị công nghệ theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng hàng nông sản

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, nhưng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam còn hạn chế, chưa có chỗ đứng vững thậm chí còn chật vật khi thâm nhập vào thị trường quốc tế. Bởi chúng ta chỉ mải chạy theo số lượng mà ít quan tâm đến chất lượng. Trong khi các đối tác trên thị trường thế giới ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng với những quy chuẩn nghiêm ngặt. Những mặt hàng xuất khẩu truyền thống thuộc về thế mạnh của Việt Nam như lúa gạo cũng không được đánh giá cao khi so với gạo của Thái Lan, Campuchia. Để hàng nông sản có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường khu vực và quốc tế, một trong những yêu cầu đối với người sản xuất là phải có ý thức chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư và đổi mới thiết bị công nghệ theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong những năm gần đây khoa học, công nghệ đã được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, sản xuất NN phát triển và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế nước ta. Tuy nhiên, KTTN trong NN tỉnh Hải Dương với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm thấp. Vì vậy, việc đầu tư, đổi mới, áp dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất NN là yêu cầu cấp bách đối với khu vực KTTN trong NN tỉnh Hải Dương.

Một số công nghệ nếu được ứng dụng trong sản xuất NLTS sẽ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm như: Công nghệ thông tin giúp quản lý các yếu tố dinh dưỡng đầu vào, quản lý yếu tố môi trường xung quanh đảm bảo phù hợp với yêu cầu của cây trồng vật nuôi; Công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chống chịu cao; Công nghệ nhân giống invitro được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống cây lâm nghiệp, cây hoa, cây chuối…, giúp giảm giá thành cây giống, tạo ra lô cây giống có độ đồng đều cao, sạch bệnh.

Để ứng dụng công nghệ vào sản xuất NN, rất cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản trị; nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao. Trong đó, cần đổi mới phương pháp đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo năng lực thực hành, tập trung vào những kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi và các kỹ năng mềm để thích ứng và phát huy trong môi trường công nghệ hiện đại. Bên cạnh việc đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng lực công nghệ trong nước, phục vụ sản xuất NN, cần nhanh chóng thực thi các chính sách ưu đãi cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới.

Tăng cường hoạt động truyền thông khoa học công nghệ để thông tin đến thị trường các sản phẩm, thiết bị khoa học công nghệ mới, hiệu quả cao được sản xuất ở trong nước. Ngoài ra, mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ; chủ động thúc đẩy hình thành quan hệ đối tác công nghệ với các nước tiên tiến để tiếp cận công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ.

KẾT LUẬN

Có thể nói, NN có vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là ngành quan trọng để phát triển kinh tế, ổn định chính trị. Một trong những lực lượng làm lên vị trí quan trong đó là khu vực KTTN hoạt động trong lĩnh vực NN. Sự tồn tại và phát triển của KTTN trong NN không chỉ có ý nghĩa về kinh tế như đẩy nhanh quá trình sản xuất nông sản hàng hóa, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, khai thác tối đa nguồn vốn vào đầu tư phát triển nền NN hàng hóa, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN theo hướng hiện đại; mà còn có ý nghĩa lớn về mặt xã hội như: góp phần tạo việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước hình thành thế hệ người nông dân kiểu mới, người công nhân NN, phát huy năng lực sáng tạo, tự chủ của người nông dân nói riêng và người lao động nói chung, góp phần xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tiến bộ ở nông thôn, tạo đà cho xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, đến nay nền NN của nước ta cơ bản vẫn là “nền NN canh tác truyền thống”, sản xuất chủ yếu dựa vào thâm dụng sức lao động, khai thác tối đa tài nguyên đất, nước. Lực lượng chính tham gia vào quá trình sản xuất NN đại bộ phận là hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ với quy mô nhỏ, sản xuất manh mún, tự phát, không theo quy hoạch. Có quá ít DN tham gia vào lĩnh vực NN, nếu có thì quy mô cũng rất nhỏ. Phần lớn các hộ và TT sản xuất kinh doanh độc lập, nếu có thì liên kết giữa hộ nông dân, TT với DN còn hạn chế, yếu, thiếu chặt chẽ. Nguồn nhân lực cho phát triển KTTN trong NN đông về số lượng nhưng kém về chất lượng. Cơ chế chính sách của nhà nước có những điểm chưa được cụ thể hoá, phù hợp nên chưa phát huy được tác dụng, chính sách đất đai còn nhiều bất cập v.v. Tất cả các hạn chế trên khiến cho khả năng cạnh tranh và tham gia vào mạng sản xuất khu vực và thế giới của KTTN trong NN còn thấp.

Để phát triển kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, góp phần đưa nền nông nghiệp phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Với đề tài Luận án, nghiên cứu sinh góp phần làm rõ bản chất của KTTN trong NN là một khu vực

kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tồn tại dưới các hình thức hộ NN, TT và DN; sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực NLTS. Làm rõ đặc điểm, vai trò và xu hướng vận động của KTTN trong NN; Xây dựng tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN trong NN; Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở ba tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Bình Thuận, rút ra bốn bài học cả thành công cũng như thất bại để tỉnh Hải Dương có thể tham khảo. Sau khi phân tích thực trạng của kinh tế tư nhân trong nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương, phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến KTTN trong NN ở tỉnh Hải Dương. Nghiên cứu sinh xây dựng ba nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển khu vực kinh tế này: Nhóm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của KTTN trong NN ở tỉnh Hải Dương; Nhóm giải pháp đối với chính quyền và cơ quan ban ngành tỉnh Hải Dương; Nhóm giải pháp cụ thể đối với KTTN trong NN ở tỉnh Hải Dương. Để các nhóm giải pháp trên được khả thi cần phải có sự chung tay góp sức của cả hệ thống, từ cơ quan nhà nước ở trung ương đến chính quyền địa phương cơ sở, các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp và cả bản thân chủ thể làm NN. Trên cơ sở đổi mới, phát huy có hiệu quả các chủ thể trực tiếp làm nông nghiệp thì mới có khẳ năng phát huy hết tiềm năng vốn có của từng địa phương, góp phần đưa nền NN nước ta phát triển sánh ngang với các nền NN tiên tiến trên thế giới. Sớm hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 153 - 157)