Hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 59 - 60)

Bất kỳ đơn vị sản xuất kinh doanh nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường cũng đều phải tuân thủ theo quy tắc: “đầu vào” và “đầu ra” được quy định bởi thị trường (bao gồm thị trường hàng hoá, dịch vụ, sức lao động, vốn, tư liệu sản xuất).

Vốn là một yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, là một đại lượng so sánh giữa một bên là kết quả đạt được với bên kia là số vốn bỏ ra; trong đó chỉ tiêu

so sánh giữa lợi nhuận ròng với số vốn chủ sở hữu được coi là chỉ tiêu tổng hợp có ý nghĩa quan trọng về hiệu quả sử dụng vốn DN.

Hiệu quả sử dụng vốn là sự gia tăng lợi nhuận trên một đồng vốn được sử dụng. Sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện để DN bảo đảm đạt được lợi ích của các nhà đầu tư, người lao động, của nhà nước về mặt thu nhập và đảm bảo sự tồn tại phát triển của bản thân. Kết quả lợi ích tạo ra do sử dụng vốn phải đáp ứng được lợi ích của các bên, không chỉ lợi ích của DN, các nhà đầu tư mà còn lợi ích của cả nền kinh tế xã hội. Do vậy, cần phải tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng.

Như vậy, có thể hiểu: Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn DN trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích hoặc tối thiểu hoá số vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao hay thấp, một số chỉ tiêu tổng quát thường được dùng như: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó: Hiệu suất sử dụng tổng nguồn vốn: bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động = (Tổng doanh thu/Tổng nguồn vốn). Nó cho biết một đồng vốn bỏ ra thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá KTTN trong NN, còn có thể căn cứ vào mức độ tác động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội như: Mức độ đóng góp của KTTN trong NN vào tăng trưởng kinh tế của địa phương; Mức độ thu hút vốn trong dân cư vào đầu tư phát triển sản xuất NN; Mức độ tạo việc làm cho lao động địa phương và đóng góp vào việc nâng cao mức sống dân cư; Mức độ chấp hành pháp luật của KTTN trong NN và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Luận án Phan Thị Huê (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w